Chia sẻ cách làm sạch sàn gỗ bị mốc hiệu quả và nhanh chóng nhất hiện nay

Những vật liệu bằng gỗ, sau một thời gian dài sử dụng hoặc trong điều kiện môi trường ẩm thấp rất dễ bị mốc. Và sàn gỗ cũng không ngoại lệ. Đặc biệt với đặc trưng thời tiết tại Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết này kèm theo tiết trời nồm ẩm lại càng tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Nếu bạn đang đau đầu về vấn đề này, tham khảo ngày bài viết dưới đây để biết cách ứng phó với trường hợp sàn gỗ bị mốc nhé!

Sàn gỗ bị mốc ảnh hưởng đến thẩm mỹ ngôi nhà và tác động xấu tới sức khỏe con người

Sàn gỗ bị mốc ảnh hưởng đến thẩm mỹ ngôi nhà và tác động xấu tới sức khỏe con người

Sàn gỗ bị mốc ảnh hưởng gì đến cuộc sống của chúng ta?

Sàn gỗ sau khi lắp đặt và sử dụng một thời gian sẽ xuất hiện những vết nấm mốc màu trắng, xanh hoặc đỏ cam. Những vết này thường xuất hiện ở các khe, kẽ, các mối nối ván,… Làm mất đi tính thẩm mỹ của không gian nhà ở.

Hơn thế nữa, nấm mốc ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người. Khi tiếp xúc thường xuyên với nấm mốc, bạn dễ gặp phải những bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh ngoài da,… đặc biệt nguy hiểm với trẻ em và những người có tiền sử về các bệnh này.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sàn gỗ bị mốc

Sàn gỗ công nghiệp bị mốc chủ yếu do các nguyên nhân sau:

  • Nguyên nhân chính gây ra nấm mốc ở sàn gỗ chính là do yếu tố thời tiết với độ ẩm cao. Đây là nguyên nhân khiến nấm mốc phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra, nếu đặt sàn gỗ trong không gian thường xuyên tiếp xúc với nước như phòng tắm, phòng bếp,… thì nấm mốc cũng rất dễ xuất hiện.
  • Sàn gỗ sử dụng thời gian quá lâu cũng rất dễ xuất hiện nấm mốc ở những vị trí khó vệ sinh như các khe kẽ, mối nối.

Mốc trắng trên mặt sàn

Mốc trắng trên mặt sàn

  • Do chất lượng sàn gỗ không đảm bảo. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại sàn gỗ khác nhau, trong đó có nhiều sản phẩm kém chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Điều này xuất phát do nguyên liệu đầu vào cấu tạo nên sản phẩm không chất lượng, khiến sàn không có khả năng chống nước cũng như chống ẩm, tạo điều kiện môi trường lý tưởng cho nấm mốc và các vi sinh vật phát triển, tạo nên những đốm trắng trên sàn.
  • Công tác vệ sinh sàn gỗ không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nấm mốc sinh sôi. Theo như các chuyên gia, nếu không may để nước rơi trên mặt sàn, phải lau khô ngay lập tức. Sử dụng khăn ẩm để lau sàn, giúp sàn gỗ mau khô, bền và thông thoáng khí hơn.
  • Sàn gỗ bị mốc cũng có thể do công trình xây dựng k đảm bảo, khiến cho đường ống rò rỉ, làm sàn ướt gây nên hiện tượng nấm mốc.

>> Xem thêm:

Tổng hợp các cách làm sạch tường nhà bị bẩn hiệu quả nhất

Chia sẻ cách khử mùi bằng trái thơm hiệu quả và nhanh chóng nhất

Cách xử lý sàn gỗ bị mốc hiệu quả

Loại bỏ nấm mốc

Bạn có thể tự loại bỏ nấm mốc tại nhà bằng cách thực hiện các thao tác sau:

Bước 1: Lau sàn

Trước tiên, dùng khăn tẩm dung dịch giấm lau qua các vết mốc để làm sạch bề mặt sàn gỗ. Giấm có tác dụng làm sạch triệt để, đồng thời loại bỏ và tiêu diệt vi khuẩn cũng như những tác nhân gây nấm mốc trong gỗ. Bên cạnh đó, giấm không gây hại cho con người khi tiếp xúc trực tiếp với dung dịch này.

Lau sạch sàn gỗ bằng giấm ăn hoặc xà phòng

Lau sạch sàn gỗ bằng giấm ăn hoặc xà phòng

Ngoài ra có thể dùng xà phòng để đảm bảo làm sạch bề mặt. Sau đó dùng khăn khô lau sạch, đảm bảo không để đọng nước trên mặt sàn. 

Bước 2: Đánh bóng sàn

Đánh bóng sàn là công đoạn khá quan trọng. Đợi sàn khô, chúng ta sẽ sử dụng giấy nhám (loại giấy chuyên chà cho gỗ) để đánh bật tận gốc những vết mốc còn tồn đọng trên sàn. Sau đó phun thêm một lượng dung dịch thuốc tẩy lên bề mặt sàn gỗ.

Bước 3: Loại bỏ bụi

Trong bước này, dùng chổi quét hết những bụi bẩn và những mùn cưa nhỏ trong quá trình đánh bóng thải ra.

Bước 4: Hoàn thiện

Trước khi kết thúc quá trình làm sạch nấm mốc, chúng ta cần sơn lại sàn để đảm bảo tính thẩm mỹ. Lưu ý trong thời gian sơn nên mở tất cả các cửa để tạo không gian thông thoáng; hạn chế mùi sơn bám vào đồ dùng cũng như các vật dụng khác trong nhà.

Sau khi sơn xong, nên phủ một lớp sơn bóng để tăng tính thẩm mỹ.

Sơn phủ bóng để tăng tính thẩm mỹ cho mặt sàn

Sơn phủ bóng để tăng tính thẩm mỹ cho mặt sàn

Bít kín các khe hở

Các khe hở là nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng nấm mốc vì khu vực này dễ đọng lại bụi bẩn, nước khó thoát hơi, tạo điều kiện để nấm mốc phát triển.

Đối với những khe hở nhỏ, có thể tạm thời dùng nến đốt chảy đổ vào để bịt kín chúng. Nếu khe hở giữa các ván sàn lớn, bạn nên liên hệ bên thi công để chỉnh lại, tránh ảnh hưởng đến chất lượng sàn cũng như tính thẩm mỹ của ngôi nhà.

Một số lưu ý để tránh sàn gỗ bị ẩm mốc

  • Vệ sinh mặt sàn thường xuyên để loại bỏ các vi khuẩn gây nấm mốc. Từ đó tránh trường hợp chúng sinh sôi phát triển.
  • Vào những ngày thời tiết khô ráo, nên mở cửa để không khí được lưu thông. Từ đó giúp sàn khô thoáng hơn.
  • Hạn chế tối đa mặt sàn tiếp xúc với nước, kể cả gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp. Khi trời mưa, chú ý đóng cửa, che chắn để nước mưa không hắt vào làm ảnh hưởng đến mặt sàn.

Mở cửa thông thoáng, hạn chế tiếp xúc với nước để bảo vệ mặt sàn

Mở cửa thông thoáng, hạn chế tiếp xúc với nước để bảo vệ mặt sàn

  • Không sử dụng thảm vào những ngày thời tiết mưa gió hay nồm ẩm. Thảm trải sàn giúp chống trầy xước cho mặt sàn; đồng thời giúp tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống. Tuy nhiên thảm lại có tính hút ẩm khá nhanh. Từ đó làm cho vi khuẩn và nấm mốc dễ dàng xuất hiện hơn. Bởi vậy vào những ngày ẩm ướt; nên tháo những chiếc thảm trải sàn ra để giữ cho sàn luôn khô ráo.
  • Điều hòa có tác dụng hút ẩm và lọc khí khá tốt. Do đó có thể sử dụng điều hòa như một máy hút ẩm để tạo không gian khô ráo. Bên cạnh đó, trong quá trình vệ sinh; ta cần làm sạch cả phần nẹp gỗ để hạn chế tối đa nấm mốc phát triển, lây lan.

Trên đây là một số thông tin về cách xử lý sàn gỗ bị mốc hiệu quả. Chúc bạn thành công!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.