Giấy chứng nhận GMP là gì? Những doanh nghiệp nào cần phải có?

 Nghị định 15/2018/NĐ-CP  của chính phủ yêu cầu tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm bắt buộc phải có “giấy chứng nhận GMP” mới được phép hoạt động. Vậy giấy chứng nhận GMP là gì? Doanh nghiệp cần đạt tiêu chuẩn nào để được cấp chứng nhận này? Những câu hỏi này sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.

Giấy chứng nhận GMP là gì?

Để hiểu được giấy chứng nhận GMP là gì? trước tiên chúng ta cần hiểu được GMP là gì? 

GMP là viết tắt những chữ cái đầu của cụm từ “Good Manufacturing Practices”. Khi dịch sang tiếng việc cụm từ này có nghĩa là “Thực hành sản xuất tốt”. Như vậy, giấy chứng nhận GMP là chứng nhận của một công ty, tổ chức thực hiện công tác quản lý quá trình sản xuất tốt, khiểm soát được chất lượng của sản xuất, đảm bảo các sản phẩm được tạo ra đều đạt chất lượng tiêu chuẩn, an toàn đối với sức khỏe của con người. 

Đồng thời đây cũng là một trong những tiêu chuẩn cơ bản để hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO 22000 phát triển.

Hiện nay giấy chứng nhận GMP được áp dụng và cấp phát cho những tổ chức, công ty sản xuất, kinh doanh các sản phẩm có yêu cầu khắt khe về điều kiện  vệ sinh như: 

  • Các loại dược phẩm, thực phẩm chức năng
  • Các loại thực phẩm
  • Các loãi mĩ phẩm làm đẹp
  • Các thiết bị, đồ dùng trong y tế…

giấy chứng nhận gmp là gì

Tiêu chuẩn GMP đối với các ngành thực phẩm 

Những tiêu chuẩn để doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận GMP như sau:

  • Yêu cầu về nhà xưởng: Phải được thiết kế, xây dựng theo hệ thống trình tự của dây chuyền sản xuất, phân chia các khu rõ ràng treo quy trình chế biến sản phẩm (Khu để nguyên liệu đầu vào, khu sàng lọc, chế biến, đóng gói, bảo quản..).  Nhằm phân chia rõ ràng nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, ngăn ngừa sự lây nhiễm chéo giữa chúng, cũng như giữa thực phẩm với các hóa chất, vật liệu được sử dụng trong khâu đóng gói in bao bì… 
  •  Tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh nhà xưởng: Không gian, các dụng cụ, thiết bị được dùng trong nhà xưởng…cần phải đạt các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh. Đồng thời các hệ thống phục vụ vệ sinh như: Hệ thống cung cấp và thoát nước; Hệ thống dẫn, chứa chất thải; Các dụng cụ chứa đựng nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm; Đồ dùng bảo hộ lao động… đều phải đạt các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh và luôn ở trong trạng thái hoạt động tốt.
  • Tiêu chuẩn về kiểm soát hệ thống quy trình sản xuất: Yêu cầu các doanh  nghiệp phải có phương pháp kiểm soát chất lượng của sản phẩm trong từng khâu sản xuất (Từ khâu sàng lọc nguyên liệu đầu vào cho đến đóng gói và bảo quản sản phẩm). Theo dõi và kiểm tra chất lượng vệ sinh của xưởng sản xuất nhằm đảm bảo nhà xưởng luôn đạt tiêu chuẩn.
  • Tiêu chuẩn về sức khỏe của người lao động tham gia sản xuất: Yêu cầu bắt buộc các cơ sở sản xuất, chế biến phải thực hiện công tác kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người lao động. Đặc biệt đối với những lao động làm việc trực tiếp với sản phẩm phải tuân thủ đúng các quy định về vệ sinh.
  • Tiêu chuẩn về bảo quản và phân phối sản phẩm: Các thành phẩm phẩm sau khi được đóng gói cần được thực bảo quản nghiêm ngặt. Đồng thời quá trình phân phối sản phẩm từ xưởng sản xuất đến các cơ sở buôn bán lẻ cần đảm bảo được chất lượng sản phẩm không bị biến chất

chứng chỉ gmp là gì

Giấy chứng nhận GMP

Chứng nhận GMP có ý nghĩa gì?

Chứng nhận GMP có 6 ý nghĩa như sau:

  1. Bảo đảm sự ổn định và phù hợp về kỹ thuật trong quá trình sản xuất.
  2. Xác định được các yêu cầu về an toàn vệ sinh giúp cho quá trình kiểm soát chất lượng một cách dễ dàng.
  3. Tiết kiệm chi phí đầu tư cho doanh nghiệp, bởi các chi phí nhằm đảm bảo cho yêu cầu về kiểm soát an toàn vệ sinh đều được xác định rõ ràng ngay từ đầu ngăn chặn được việc đầu không hiệu quả (Đầu tư không đúng với yêu cầu)
  4. Tăng cường sự tin tưởng của khách hàng về chất lượng sản phẩm. 
  5. Giúp sản phẩm có tính cạnh tranh cao hơn trên thị trường, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu thực phẩm.
  6. Công tác kiểm tra được chuyển từ độc lập sang công nhận chất lượng lẫn nhau.

Một số khái niệm trong GMP 

Để các bạn có thể hiểu rõ hơn về giấy chứng nhận GMP, trong phần này chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn những khái niệm cơ trong GMP cần phải nắm được.

PIC/S  GMP là gì?

PIC/S GMP là giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm của cơ quan chức năng có thẩm quyền trong quản lý dược và là thành viên trong PIC/S.

PIC/S GMP là tiêu chuẩn chất lượng được áp dụng trong toàn bộ quy trình sản xuất thuốc mang phạm vi quốc tế. Hiện nay đa số các quốc gia trên thế giới đều lựa chọn PIC/S GMP là tiêu chuẩn trong ngành sản xuất dược phẩm nhằm nâng cao chất lượng dược phẩm cũng như thúc đẩy việc xuất khẩu dược sang các nước khác.

eu gmp là gì

EU GMP là gì?

EU GMP là gì?

EU GMP là giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực hiện sản xuất tốt của các quan quản lý dược EMA tại các nước thành viên của EU (Liên minh Châu Âu).

EMA trong khái niệm trên là một cơ quan trực thuộc Liên minh châu Âu. Được thành lập vào 1995, có trụ sở tại London. Đây là cơ quan được lập ra với nhiệm vụ đánh giá về khoa học, kiểm tra và giám sát về vấn đề an toàn các loại thuốc trong EU. Thành viên của EMA hiện nay là 27 nước trong liên minh Châu Âu (EU)

GMP là gì trong thực phẩm

Trong thực phẩm GMP là tiêu chuẩn đánh giá về an toàn thực phẩm, được đặt ra nhằm mục đích nâng cao chất lượng thực phẩm trên thị trường. Là tiêu chuẩn chung về chất lượng và an toàn vệ sinh cho thực phẩm trên toàn thế giới.

Nhà máy gmp là gì?

Nhà máy GMP là những nhà máy được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn của GMP đối với các nhà  máy sản xuất trong các lĩnh vực như dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, dụng cụ sử dụng trong ý tế…

Nhà máy GMP là nhà máy đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:

nhà máy gmp là gì

Nhà máy GMP là gì

  • Nền, tường, trần của nhà máy cần được sơn màu sáng, tuyệt đối không được có bất kỳ kẽ hở nào, có khả năng chống thấm.
  • Trần của nhà máy cách bề mặt sàn không quá 2.7 m (Có thể cao hơn nếu là khu vực có thiết bị >2.7m)
  • Bo tròn lõm các vị trí: Tiếp giáp tường-nền, tiếp giáp tường-trần, tiếp giáp tường-tường.
  • phải vát chéo 45 độ đối với tất cả các gờ tường
  • cách tường tối thiểu 3cm đối với hệ thống đường ống cấp nước đi nổi 
  • Hệ thống gom nước thải phải được xây dựng kín, độ nghiêng của nền từ 1-2% (Chỉ xây dựng đối với phòng có phát sinh nước trên nền)
  • Trang bị hệ thống chống chuột, côn trùng và mùi hôi xâm lấn vào xưởng tại các điểm thoát nước thải ra ngoài.
  • Tất cả các đèn lắp đặt trong xưởng đều phải có máng chụp (Nên lắp âm trần).
  • Phương tiện rửa tay: Sử dụng bồn rửa tay cảm ứng, có các dụng cụ làm khô tay sau khi rửa.
  • Các thiệt cố định khi lắp đặt phải có một khoảng cách nhất định với nền để tiện cho công tác vệ sinh, sửa chữa và bảo dưỡng.

Trên đây là những thông tin chúng tôi muốn  chia sẻ tới các bạn về chứng chỉ nhận GMP. Hy vọng qua bài viết các bạn đã hiểu được giấy chứng nhận GMP là gì? 

>>Tham khảo thêm<<<

  1. Tiêu chuẩn ISO 9001 là gì ? Những điều cần biết về ISO 9001
  2. Chứng nhận ISO là gì? Những điều cần biết về ISO

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.