Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non từ 3-5 tuổi

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng cực lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ cả về thể chất lẫn trí thông minh. Nhằm giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non, cùng các nguyên tắc xây dựng thực đơn phù hợp nhất với các con nhé!

Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ từ 3-5 tuổi

Đặc điểm phát triển của trẻ ở độ tuổi mầm non

Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo thường có nhu cầu hoạt động liên tục. Chúng bận rộn di chuyển mọi lúc mọi nơi, cả trong nhà và ngoài trời. Theo đó, trẻ thường dành nhiều thời gian để chạy nhảy, leo trèo, thích thú với các cử động của đôi bàn tay như vẽ vời, tô màu, lắp ráp các khối hình đơn giản, xâu chuỗi hạt, chơi lego,…

Các kỹ năng của trẻ từ đó cũng được trau chuốt đáng kể, các ngón tay có thể hoạt động tự do, phối hợp nhuần nhuyễn giữa tay và mắt, các động tác nhanh nhẹn, hoàn chỉnh hơn. Trẻ cũng dần có khả năng phân loại màu sắc, tập các động tác thể dụng, tập trung nghe chuyện trong vòng 2-5 phút, nói chuyện rành mạch, biết lắng nghe, biết hát, thậm chí bắt đầu tư duy và thắc mắc “Tại sao?”.

Trong những năm này, chiều cao và cân nặng của trẻ sẽ tăng đều đặn, mỗi tháng tăng từ 100-150g. Cho đến 5 tuổi, cân nặng trung bình của trẻ sẽ là 18-20 kg. Tỷ lệ mỡ ở độ tuổi này khá thấp, nên nhìn trẻ có vẻ sẽ gầy hơn so với giai đoạn trước. Chiều cao mỗi tháng sẽ tăng lên từ 1-1.5cm, đến 5 tuổi trung bình trẻ cao 110cm.

Trẻ mẫu giáo, mầm non đã mọc đủ răng hàm và cũng bắt đầu thay răng. Hệ tiêu hóa của trẻ cũng đã hoàn thiện, nhưng cần tránh một số thức ăn có thể khiến dạ dày bị torni thương như đồ quá cay hoặc quá nóng.

Đặc điểm phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ mầm non

Vai trò của dinh dưỡng đối với trẻ mầm non

Giai đoạn từ 3-5 tuổi là lúc trẻ biết tự mình khám phá vạn vật, bắt đầu học hỏi về về giới bên ngoài, từ cách ăn uống, các món ăn đến số lượng thức ăn trong ngày, từ đó hình thành nên thói quen ăn uống của bản thân trong những giai đoạn phát triển tiếp theo. Do đó, chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non cực kỳ quan trọng, nếu bố mẹ không biết cách xây dựng thực đơn chính xác, trẻ có thể gặp phải những vấn đề về dinh dưỡng như:

  • Suy dinh dưỡng: tình trạng thiếu năng lượng, thiếu đạm cùng các vi chất quan trọng, gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ trẻ.
  • Biếng ăn: biếng ăn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như bệnh lý, các món ăn đơn điệu khiến bé chán ăn, do ảnh hưởng của thuốc hay bắt nguồn từ yếu tố tâm lý khiến bé cảm thấy không thoải mái khi ăn.
  • Chậm tăng chiều cao: trẻ không đạt được các mốc tăng trưởng về chiều cao theo như tiêu chuẩn của từng độ tuổi, khiến cho trẻ thấp hơn các bạn bè đồng trang lứa.
  • Thừa cân, béo phì: năng lượng cung cấp cho cơ thể nhiều hơn năng lượng tiêu hao, làm cho tỷ lệ mỡ tích trữ trong cơ thể trẻ nhiều hơn mức bình thường.

Nhu cầu các thành phần chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ mầm non

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non cần được thực hiện đảm bảo theo các yêu cầu khuyến nghị. Cụ thể, nhu cầu về năng lượng trung bình từ 1230 kcal – 1320 kcal/ngày, tỷ lệ chất bột đường từ 52% đến 60%, chất đạm từ 13% đến 20%, chất béo từ 25% đến 35% tổng năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Thực đơn hàng ngày cũng nên cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết từ nhiều loại thực phẩm khác nhau, bao gồm chất đường bột (3-4 chén cơm hoặc cháo đặc hoặc các món ăn tương tự), chất đạm (120 gam đến 150 gam thịt, cá trứng, tôm, cua,…), chất béo (30 gam dầu, mỡ, bơ,…), trái cây, rau quả (khoảng 300g), các loại vitamin, khoáng chất (gồm vitamin A 1000 IU, vitamin D 400ID, canxi 500mg,…).

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, bố mẹ cũng nên cho con tham gia các hoạt động thể thao phù hợp để giúp trẻ phát triển tối đa về mặt cân nặng và chiều cao. Theo khuyến nghị của WHO, trẻ ở độ tuổi này cần hoạt động thể lực ở cường độ vừa trở lên với các môn thể thao như đi bộ, chạy, bơi lội,… ít nhất 60 phút/ngày.

Bố mẹ có thể tham khảo thêm về chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non dưới đây:

Nước

Trẻ cần được uống 6 cốc nước mỗi ngày, mỗi cốc khoảng 220ml tương đương với 1,3 lít nước/ ngày. Đặc biệt, nên cho trẻ uống nhiều nước lọc hơn khi thời tiết quá nóng.

Ngũ cốc

Ngũ cốc là nhóm thức ăn quan trọng, là nguồn cung cấp tinh bột chủ yếu cho trẻ, giúp chuyển hóa thành năng lượng cho trẻ vận động. Trẻ mầm non 3-5 tuổi mỗi ngày sẽ tiêu thụ 5-6 đơn vị ngũ cốc, 1 đơn bị xấp xỉ 1/2 chén cơm (55 gram) hoặc 1 ổ bánh mì (27 gram). Trong số các loại thực phẩm chứa ngũ cốc, phụ huynh nên ưu tiên cho trẻ ăn cơm, phở, bánh mì,… bởi chúng chứa nhiều tinh bột cùng nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác cho sự phát triển của trẻ.

Rau, quả

Rau, quả sẽ xếp vị trí thứ 3 trong tháp dinh dưỡng. Mỗi ngày trẻ cần tiêu thụ khoảng 4 đơn vị rau quả, bao gồm 2 đơn vị rau cùng 2 đơn vị quả (1 đơn vị gần khoảng 80g).

Chất đạm

Nhóm đạm bao gồm đạm động vật và đạm thực vật, trong đó, sẽ có lợi cho sức khỏe hơn nếu trẻ ăn nhiều đạm thực vật. Mỗi ngày, trẻ nên tiêu thụ 3,5 đơn vị đạm, mỗi đơn vị khoảng 30 – 35 gam thịt cá, thịt lợn, 0 – 50 gam trứng, thịt gà.

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Trẻ cần được cung cấp 4 đơn vị sữa mỗi ngày để đảm bảo sự tăng trưởng ổn định. Trong đó, mỗi đơn vị sữa tương ứng với khoảng 100 ml sữa bột với nước hoặc sữa tươi, 15 gam phô mai, 100 gam sữa chua.

Dầu mỡ

Trẻ mẫu giáo cần hấp thụ khoảng 5 đơn vị chất béo mỗi ngày, mỗi đơn vị gần bằng 5 gam dầu ăn hoặc mỡ, 6 gam bơ.

Đường, muối

Đường và muối là nhóm thức ăn cần được hạn chế sử dụng, tức là trẻ vẫn cần bổ sung nhưng ở mức thấp. Theo đó, trẻ em cần ít hơn 3 đơn vị đường (<15 gram đường) và dưới 3 gam muối mỗi ngày (muối là nguồn cung cấp iot chủ yếu cho cơ thể).

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi

Nguyên tắc thiết lập thực đơn từ tháp dinh dưỡng

Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non cần đảm bảo các yếu tố:

  • Cung cấp đủ năng lượng: khẩu phần ăn phải đầy đủ tinh bột, chất béo, chất đạm, chất xơ, khoáng chất và vitamin để cung cấp đầy đủ năng lượng cho trẻ tham gia các hoạt động từ sinh hoạt, học tập đến vui chơi.
  • Đa dạng thực phẩm: nên cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn để thay đổi khẩu vị, giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn. Cha mẹ cần tìm hiểu về thông tin các nhóm thực phẩm và các lựa chọn thay thế trong cùng một nhóm hoặc cùng một tầng tháp để đa dạng hóa bữa ăn cho trẻ.
  • Lên thực đơn theo mùa hoặc theo khẩu vị của trẻ: để trẻ có hứng thú với hoạt động ăn uống, nhất là với những trẻ có xu hướng kén ăn, thì cha mẹ nên thiết lập thực đơn theo sở thích hoặc theo mùa. Chẳng hạn như mùa hè nên ưu tiên bổ sung các món nhiều nước để thanh lọc cơ thể, hay trong mùa đông nên cho thêm các món chiên xào, hầm nhừ vào bữa ăn,…
  • Chọn thực phẩm an toàn: bên cạnh việc đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng theo tháp thức ăn, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý đến chất lượng thực phẩm, không cho con ăn những loại thức ăn đã bị thiu, hỏng, chứa hóa chất để tránh gây hại đến sức khỏe của trẻ.
  • Chú ý đến những trẻ bị dị ứng: một số bé sẽ bị dị ứng với các loại thức ăn như sữa, trứng, khổ qua hay các loại hạt,… Do đó khi cho trẻ ăn các thực phẩm mới, phụ huynh cần theo dõi các phản ứng của trẻ, tránh dùng những thực phẩm mà trẻ bị dị ứng trong lần kế tiếp.
  • Lưu ý một số thực phẩm hạn chế: cần hạn chế cho trẻ uống nước có gas, thực phẩm chứa nhiều đường, vì chúng có thể khiến trẻ bị tăng cân mất kiểm soát, đồng thời mắc các bệnh về răng miệng. Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, các món ăn quá cứng như mía, ngô, hạt, bánh kẹo cứng,… để tránh ảnh hưởng đến hàm răng của trẻ.
Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Lưu ý đặc biệt về chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong mùa dịch: để tăng cường sức đề kháng của các bé trong mùa dịch cho các bé trong mùa dịch, mọi người cần tuân thủ một số quy tắc cơ bản:

  • Bổ sung đủ lượng nước cần thiết.
  • Lựa chọn thực phẩm sạch sẽ, đảm bảo an toàn.
  • Gợi ý các thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng của trẻ như thịt, sữa, rau củ và một số loại đỗ, đồng thời bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất.

Tham khảo cách xây dựng thực đơn 1 tuần cho trẻ mầm non

Bạn có thể tham khảo các chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non theo mẫu thực đơn dưới đây để cung cấp đầy đủ năng lượng cho sự phát triển của trẻ trong độ tuổi mẫu giáo.

Thực đơn trẻ mầm non vào mùa hè

Tuần chẵn:

BữaThứ 2Thứ 3Thứ 4Thứ 5Thứ 6
SángSữa bột hoặc sữa tươiSữa bột hoặc sữa tươiSữa bột hoặc sữa tươiSữa bột hoặc sữa tươiSữa bột hoặc sữa tươi
Trưa– Cơm- Thịt sốt cà chua (gà hoặc lợn)- Canh bí xanh nấu thịt- Cải bắp xào– Cơm- Thịt lợn sốt cà chua, hành- Canh cá rô nấu rau cải- Bí đỏ xào– Cơm- Tôm rim thịt heo- Canh tôm nấu bầu- Cải ngọt xào– Cơm- Thịt bò hầm khoai tây- Canh thịt lợn nấu chua– Cơm- Trứng gà chiên- Canh rau mồng tơi (nấu với tôm hoặc thịt)- Đậu đũa xào
ChiềuBún riêu cua đồngPhở thịt bòCháo xương, thịt bằm bí đỏMỳ thịt bămCháo gà hầm hạt sen nấm hương
Bữa phụChuối tiêuSữa chuaDưa hấuBánh cáSữa chua

Tuần lẻ: 

BữaThứ 2Thứ 3Thứ 4Thứ 5Thứ 6
SángUống sữaUống sữaUống sữaUống sữaUống sữa
Trưa– Cơm- Tôm nõn rang thịt- Canh khoai tây nấu với cà rốt và thịt heo- Bí xanh xào– Cơm- Thịt ngan hoặc lợn rim mắm- Canh cua nấu mồng tơi- Đỗ xào– Cơm- Trứng chim cút kho thịt- Canh thịt bò nấu chua- Rau muống xào tỏi– Cơm- Cá trắm rim cà chua- Canh rau ngót nấu thịt- Rau cải xào– Cơm- Thịt heo rim- Canh ngao nấu rau cải- Khoai tây xào
ChiềuMỳ gạo nấu xương thịtBún xương thịtBánh cuốn thịt heoCháo bí đỏ thịt heoPhở gà
PhụSữa chuaBánh cáChuối tiêuSữa chuaDưa hấu
Thực đơn cho trẻ mẫu giáo

Thực đơn cho trẻ vào mùa đông

Tuần chẵn:

BữaThứ 2Thứ 3Thứ 4Thứ 5Thứ 6
Trưa– Cơm- Trứng xào cà chua- Cải bắp xào thịt heo- Canh khoai tây cà rốt nấu với xương– Cơm- Thịt gà rang nghệ- Bí đỏ xào thịt- Canh cải cúc thịt heo– Cơm- Ruốc vừng lạc- Su hào, cà rốt xào thịt bò- Canh cải nấu ngao– Cơm- Cá sốt cà chua- Bí xanh xào thịt- Canh trứng– Cơm- Đậu phụ sốt thịt- Su su xào thịt bò- Canh rau cải
Phụ sángSữaChuốiSữaDưa hấuSữa
Phụ chiềuPhở gàSúp gàCháo thập cẩmXôi gấcMì thịt heo

Tuần lẻ:

BữaThứ 2Thứ 3Thứ 4Thứ 5Thứ 6
Trưa– Cơm- Trứng đúc thịt- Cải bắp xào- Canh khoai tây nấu với cà rốt và xương, thịt– Cơm- Thịt sốt cà chua- Đỗ xào- Canh cải nấu ngao– Cơm- Thịt gà rang nghệ- Bí đỏ xào thịt- Canh cải ngọt nấu thịt băm– Cơm- Thịt rang tôm nõn- Su hào xào thịt bò- Canh bầu nấu tôm– Cơm- Cá sốt cà chua- Bầu xào- Canh cải cúc
Phụ sángSữaChuốiSữaDưa hấuSữa
Phụ chiềuPhở bòCháo trứng thịtMì gàXôi thịtBánh bao

Một số lưu ý khác khi bổ sung dinh dưỡng cho trẻ mầm non, mẫu giáo

Bên cạnh việc tính toán chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non, xây dựng thực đơn phù hợp cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu của trẻ, bố mẹ cũng cần bổ sung cho con các vi chất cần thiết như vitamin A, C, D, nhóm B, sắt… Bởi nếu thiếu các vi chất này, trẻ có thể gặp phải một số triệu chứng liên quan đến thể chất và trí tuệ như:

  • Thiếu vitamin A (có nhiều trong cà rốt, cà chua, bí đỏ, đu đủ, bông cải xanh,…): Trẻ dễ bị khô mắt, khô da, sợ ánh sáng, hay bị ho, sổ mũi, chậm lớn,…
  • Thiếu vitamin D (có trong sữa và chế phẩm từ sữa, trứng, cá hồi, bơ…): Trẻ chậm phát triển chiều cao, hay giật mình khi ngủ, nấc cụt…
  • Thiếu vitamin C (có trong các loại trái cây như cam, nho, kiwi, ổi, dâu, …): Trẻ hay bị khô da, dễ chảy máu mũi, chảy máu chân răng…
  • Thiếu vitamin nhóm B (như B1, B2, Biotin có trong ngũ cốc, các loại hạt…): Trẻ thường biếng ăn, dễ bị phù, viêm bờ niêm mạc, rối loạn tiêu hóa, hay quấy khóc,…
  • Thiếu sắt (có trong gan, đậu phụ, cải bó xôi, hải sản,…): Dẫn đến thiếu máu ở trẻ (các triệu chứng điển hình như da xanh, niêm mạc nhợt, móng tay nhạt màu…), trẻ hay quấy khóc, khó ngủ, thiếu tập trung,…

Do đó, bố mẹ cần ưu tiên bổ sung thêm các vi chất trên vào bữa ăn hằng ngày của trẻ. Trong trường hợp trẻ biếng ăn hoặc cơ thể khó hấp thu, có thể cho trẻ dùng thêm các thực phẩm bổ sung. Tuy nhiên, việc cho bé uống vi chất với liều lượng như thế nào, trong thời gian bao lâu cần được thực hiện dưới sự sự tham vấn và giám sát của bác sĩ dinh dưỡng.

Trên đây là những thông tin cần thiết về chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non độ tuổi từ 3-5 tuổi. Chúc bạn xây dựng được thực đơn phù hợp cho sự phát triển của con mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.