Cấu tạo máy bơm mỡ – thông tin bạn nên biết

Hiện nay, máy bơm mỡ bò đã trở thành thiết bị được nhiều người dùng ưu ái lựa chọn. Tuy vậy, không ít người vẫn chưa hiểu về cấu tạo máy bơm mỡ để sử dụng và bảo dưỡng máy hiệu quả.

Thấu hiểu thực tế này, trong bài viết hôm nay chúng tôi xin chia sẻ với quý khách một số thông tin liên quan tới cấu tạo của máy bơm mỡ bò. Hy vọng nhờ vậy quý khách có thể sử dụng thiết bị an toàn, hiệu quả, giảm tối đa nguy cơ phát sinh những sự cố không mong muốn.

Cấu tạo chung của các loại máy bơm mỡ

Một chiếc máy bơm mỡ bôi trơn thông thường sẽ có cấu tạo gồm các bộ phận sau:

– Thùng chứa mỡ: dùng để chứa mỡ bò phục vụ cho công việc bôi trơn máy móc, các trang thiết bị. Dung tích thùng chứa mỡ càng lớn thì càng chứa được nhiều mỡ, giúp người dùng không cần phải thêm mỡ nhiều lần khi bôi trơn cho lượng lớn máy móc. Ví dụ: máy bơm mỡ Palada PD-10 sở hữu thùng chứa dung tích 20 lít, máy bơm mỡ bằng tay Palada PD-6S sở hữu thùng chứa mỡ dung tích 12 lít,…

– Súng bơm mỡ: được nối với dây dẫn mỡ, có nhiệm vụ trực tiếp bơm mỡ vào chi tiết máy cần bôi trơn. Khi thực hiện, người dùng sẽ đưa đầu súng vào sát vị trí bôi trơn, bóp cò để mỡ được bơm ra.

Cấu tạo của máy bơm mỡ khí nén
Cấu tạo của máy bơm mỡ khí nén

– Dây bơm mỡ: thường được làm từ nhựa dẻo hoặc cao su khá bền chắc, hiếm khi xảy ra sự cố đứt hoặc hao mòn. Lớp giữa của dây bơm mỡ được làm từ dây thép xoắn, chịu được áp lực lớn. Một đầu của dây được nối với thùng chứa mỡ, một đầu gắn với súng bơm mỡ.

– Tấm ép mỡ: được gắn trên bề mặt thùng chứa nhằm đẩy mỡ đi xuống ống hút mỡ, cho phép cung cấp đủ lượng mỡ ra cần thiết cho hoạt động của người dùng.

– Tay đẩy và bánh xe: giúp việc di chuyển máy bơm mỡ bò trở nên đơn giản hơn.

Cấu tạo máy bơm mỡ trên từng dòng máy riêng biệt

Ngoài những bộ phận trên, các dòng máy bơm mỡ bò khác nhau cũng có những bộ phận riêng biệt. Cụ thể là:

– Máy bơm mỡ khí nén: có thêm đồng hồ đo áp lực khí, núm điều chỉnh và cụm cấp hơi. Cụm cấp hơi là bộ phận kết nối giữa nguồn cấp khí nén và máy, được gắn đồng hồ đo áp lực và núm chỉnh áp. Khí nén được cung cấp cho máy thông qua bộ phận này, hình thành áp suất để đẩy mỡ từ thùng chứa ra ngoài. Đồng hồ đo áp lực có nhiệm vụ đo mức áp suất khí nén, giúp người dùng điều chỉnh mức áp suất này cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. Còn núm chỉnh áp giúp người dùng tăng, giảm hơi cho phù hợp với mục đích sử dụng.

– Máy bơm mỡ chạy điện: được trang bị thêm động cơ điện, có khả năng chuyển đổi năng lượng điện sang năng lượng cơ để đưa mỡ từ bình chứa tới đầu súng bơm.

– Máy bơm mỡ bằng tay: có cần bơm – bộ phận chịu lực nhấn của tay để đưa mỡ từ thùng chứa tới dây bơm.

– Máy bơm mỡ bằng chân: có bàn đạp để người dùng đạp vào tạo lực đẩy mỡ từ thùng chứa tới dây dẫn và súng bơm.

Từ những thông tin trên, có thể thấy cấu tạo máy bơm mỡ không quá phức tạp nên nếu cần thiết người dùng cũng có thể tháo máy để kiểm tra, sửa chữa mà không gặp bất cứ trở ngại gì. Và nếu có nhu cầu đầu tư thiết bị này, quý khách có thể liên hệ hotline 0912 370 282 để nghe hỗ trợ kịp thời, miễn phí.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.