Thông tin cần biết về cấu tạo tháp giải nhiệt

Hiểu rõ về cấu tạo tháp giải nhiệt chính là yêu cầu đầu tiên đối với các kỹ thuật viên làm nhiệm vụ vận hành thiết bị này. Tuy vậy, có một thực tế là hầu hết người dùng hiện nay đều khá mù mờ về cấu tạo, chức năng các bộ phận cấu thành tháp hạ nhiệt nước.

Trong bài viết dưới đây, baoduongmaycongnghiep.net xin chia sẻ với quý khách một số thông tin cần biết liên quan tới các thành phần cấu tạo tháp giải nhiệt nước cooling tower. Mong rằng nhờ vậy quý khách có thể sử dụng và bảo dưỡng thiết bị đúng cách, giúp sản phẩm có hiệu quả làm việc tốt và độ bền dài lâu.

Tham khảo thêm 👉 Tiêu chuẩn nước của tháp giải nhiệt là gì?

Cấu tạo của tháp giải nhiệt công nghiệp

Dù là tháp giải nhiệt tròn hay tháp giải nhiệt vuông thì thiết bị vẫn được cấu thành từ các bộ phận sau:

– Vỏ tháp: làm từ vật liệu sợi thủy tinh chống ăn mòn, chống gỉ sét, không bám rong rêu và vi sinh vật. Bên cạnh đó, vỏ ngoài của tháp làm mát nước còn được trải qua một quá trình quang hóa đặc biệt nên có bề mặt trơn bóng, chống lại ảnh hưởng của tia cực tím, cho tuổi thọ cao, bền bỉ cùng thời gian và có chi phí bảo trì thấp.

– Tấm giải nhiệt: được làm bằng nhựa PVC, nhựa PP hoặc gỗ, có chức năng chính là tạo môi trường tiếp xúc giữa nước và không khí để trao đổi nhiệt tốt hơn, mang lại hiệu quả làm mát nước cao nhất.

Cấu tạo tháp giải nhiệt công nghiệp
Cấu tạo tháp giải nhiệt công nghiệp

– Bể chứa nước lạnh: được đặt gần hoặc tại đáy tháp, làm nhiệm vụ chứa nước mát rơi xuống từ tấm tản nhiệt.

– Cánh quạt: theo thiết kế cấu tạo tháp giải nhiệt nước thông thường, các model có công suất thấp như tháp giải nhiệt 15RT, tháp giải nhiệt 30RT,… sẽ sử dụng cánh quạt bằng nhựa ABS bền chắc. Còn đối với những model công suất cao hơn như tháp giải nhiệt 125RT, tháp giải nhiệt 250RT,… thì cánh quạt sẽ sử dụng chất liệu hợp kim nhôm. Thiết bị này lại nhiệm vụ thông gió cưỡng bức trong tháp, luân chuyển không khí để trao đổi nhiệt hiệu quả hơn.

– Hệ thống động cơ: gồm motor thiết kế đặc biệt, chống thấm nước, có kết cấu gọn nhẹ, độ an toàn cao và dễ sử dụng, giúp tháp giải nhiệt cooling tower có thể hoạt động bình thường. Động cơ trong tháp đều được thiết kế dễ bảo dưỡng và chi phí bảo trì thấp.

– Đầu phun: có nhiệm vụ làm ướt tấm giải nhiệt, phân phối nước đồng đều trên bề mặt tấm giải nhiệt để làm mát nước hiệu quả.

– Các bộ phận khác: tấm lưới xám, thiết bị chống ồn, máng nước, thang,…

Một số ứng dụng của tháp giải nhiệt nước

Các sản phẩm tháp giải nhiệt Tashin, tháp hạ nhiệt Liang Chi,… được sử dụng để làm mát máy móc, trang thiết bị trong nhà xưởng hoặc hạ nhiệt cho hệ thống điều hòa không khí trong các tòa nhà lớn. Ứng dụng cụ thể của thiết bị là:

– Ngành thực phẩm: làm mát máy móc, làm mát nước phục vụ công việc chế biến thủy hải sản, thịt gia súc, gia cầm, nông sản,…

– Ngành điện lạnh: hỗ trợ sản xuất nước đá, đồ đông lạnh, vận hành hệ thống điều hòa không khí, làm mát bể nước, bình ngưng.

– Ngành nhựa: làm mát máy ép nhựa, lô cán nilon, đông lạnh phôi để sản xuất bao bì nhựa,…

– Ngành luyện kim: làm mát các lô cán thép, cán nhôm hoặc giải nhiệt trong quá trình sản xuất phôi thép,…

– Một số ngành công nghiệp khác: dược phẩm, cáp điện, phát điện, sản xuất rượu bia, xử lý nước,…

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp quý khách nắm được cấu tạo tháp giải nhiệt và ứng dụng cơ bản của thiết bị này trong đời sống hiện đại.

>>Tham khảo thêm<<<

  1. Một số loại hóa chất xử lý dùng trong tháp giải nhiệt để chống vi sinh vật
  2. Ưu điểm, cách sử dụng tấm giải nhiệt cooling pad

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.