Tăng xông là gì? Lên tăng xông phải làm gì

Tăng xông là một căn bệnh phổ biến với số lượng ngày càng nhiều người mắc phải. Thậm chí, một số người chưa nhận ra tình trạng này cho đến khi xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Vậy tăng xông là gì? Lên tăng xông phải làm gì? Những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh tình trạng này sẽ được chia sẻ qua bài viết dưới đây.  

Tăng xông máu là gì?

Tăng xông hay tăng xông máu là tên gọi khác của bệnh tăng huyết áp. Đây là căn bệnh phổ biến ở người trung niên và người cao tuổi. Bệnh bắt nguồn từ áp lực máu lên thành mạch vượt quá mức bình thường, gây ra những vấn đề nguy hiểm liên quan đến sức khỏe.

tăng xông
Tăng xông nghĩa là gì?

Tăng xông là một căn bệnh có diễn tiến âm thầm và dần làm bào mòn các chức năng của cơ thể: não, tim, mắt, thận. Không được điều trị, khắc phục kịp thời bệnh dễ dẫn đến những tai biến bất ngờ nguy hại sức khỏe. 

Triệu chứng khi lên tăng xông

Nhận biết kịp thời của các dấu hiệu này sẽ giúp bạn biết cách ứng phó khi bị mắc phải tình trạng tăng xông. Khi bị bạn có thể xuất hiện các dấu hiệu sau:

tăng xông là gì
Triệu chứng khi lên cơn tăng xông là gì?
  • Đau đầu bất ngờ.
  • Cảm giác chóng mặt, thấy hoa mắt.
  • Thị lực suy giảm.
  • Khó duy trì thăng bằng khi đứng hoặc di chuyển.
  • Khó thở, cảm giác tức ngực.
  • Tê liệt hoặc mất cảm giác, khả năng vận động bị suy giảm ở chân, tay hoặc một nửa cơ thể.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, có nguy cơ xảy ra xuất huyết trong não do áp lực máu trong mạch máu cung cấp cho não tăng quá cao và gây tổn thương.

Ngoài ra, tình trạng tăng xông đột ngột có thể gây ra việc vỡ các dây thần kinh ở võng mạc, dẫn đến mất khả năng nhìn.

Trong một số trường hợp khác, người bệnh có thể trải qua cơn co giật, lú lẫn, thay đổi tâm trạng, và thậm chí rơi vào tình trạng hôn mê.

Mức độ nguy hiểm của bệnh tăng xông

Tăng xông được coi là một bệnh tình nguy hiểm đe dọa tính mạng một cách âm thầm. Tình trạng này phát triển âm thành và gây ra những tác động bất ngờ. Trong đó, có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm liên quan đến sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Các biến chứng của tình trạng tăng xông bao gồm:

tăng xông máu
Tăng xông để lại những biến chứng nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời
  • Biến chứng liên quan đến mắt: Tăng huyết áp có thể gây tổn thương cho mạch máu ở võng mạc, làm co hẹp mạch máu, gây xuất huyết kết mạc, gây phù và viêm nang thị lực, thậm chí gây mất khả năng nhìn.
  • Biến chứng nguy hiểm cho hệ tim mạch: Tăng xông gây hại cho nội mạc động mạch, tạo điều kiện cho việc xơ vữa động mạch, gây cao huyết áp, gây tắc nghẽn mạch vành, tăng mỡ máu, thậm chí tăng nguy cơ mắc các bệnh như đái tháo đường, từ đó dẫn đến tình trạng suy tim.
  • Nguy cơ đối với chức năng thận: Tình trạng này còn gây tổn thương cho màng lọc của các tế bào cầu thận, tăng mức protein trong nước tiểu, làm co hẹp động mạch thận, gây nguy cơ suy thận.
  • Biến chứng liên quan đến mạch máu ngoại vi: Tăng xông gây ảnh hưởng lớn đến các động mạch ngoại vi, đặc biệt là động mạch chủ, làm hẹp chúng và gây tình trạng tắc nghẽn, biến chứng này có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng.
  • Tác động nghiêm trọng lên hệ thần kinh trung ương: Có khả năng tình trạng tăng xông gây ra tình trạng thiếu máu não, thậm chí xuất huyết não, gây cảm giác nhức đầu, chói mắt, hoặc thậm chí bệnh nhồi máu cơ tim.

Những nhóm người dễ bị tăng huyết áp

Có một số yếu tố và nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh tăng huyết áp, bao gồm:

lên tăng xông phải làm gì
Người già là đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc tăng xông
  • Tuổi: Nguy cơ tăng huyết áp tăng theo tuổi, đặc biệt ở những người từ 45 tuổi trở lên.
  • Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình bạn có người mắc tăng huyết áp, nguy cơ của bạn bị tăng xông máu cũng tăng lên.
  • Thừa cân, béo phì: Người có cân nặng cao thường cần nhiều máu để cung cấp oxy và dinh dưỡng, dẫn đến tăng áp lực trong động mạch.
  • Thiếu vận động: Người ít vận động thường có nhịp tim cao hơn, khiến huyết áp tăng do tim phải hoạt động mạnh hơn. Sự thiếu hoạt động thể chất cũng là nguyên nhân gây thừa cân.

Nguyên nhân tăng xông là gì?

Tăng xông máu có thể được phân loại thành hai loại chính: tăng xông nguyên phát và tăng xông thứ phát.

tăng xông nghĩa là gì
Xác định nguyên nhân huyết áp tăng cao

Tăng huyết áp nguyên phát

Đây là tình trạng tăng áp lực máu diễn ra dần dần theo thời gian mà không có nguyên nhân cụ thể. Có một số yếu tố được cho là có vai trò trong việc tăng áp lực máu bao gồm:

  • Di truyền: Có nguy cơ mắc tăng huyết áp cao hơn khi trong gia đình có tiền sử về tình trạng này.
  • Thay đổi về cơ thể: Những thay đổi bất thường và đột ngột trong cơ thể, như suy giảm chức năng thận, có thể làm mất cân bằng tự nhiên, gây ra nhiều vấn đề, trong đó có tăng huyết áp.
  • Môi trường: Lối sống không lành mạnh có thể ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Chế độ ăn uống không khoa học dẫn đến vấn đề cân nặng như thừa cân, béo phì, và từ đó tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp.

Tăng huyết áp thứ phát

Tăng huyết áp thứ phát có tốc độ tăng nhanh hơn và mức độ nghiêm trọng hơn so với tăng huyết áp nguyên phát. Tăng huyết áp thứ phát có thể do những nguyên nhân sau đây:

  • Vấn đề về thận.
  • Rối loạn tại tuyến giáp, tuyến thượng thận, hoặc một số khối u nội tiết.
  • Triệu chứng khó thở khi ngủ.
  • Bệnh lý tim bẩm sinh.
  • Tác dụng phụ của thuốc hoặc tương tác giữa các loại thuốc.
  • Sử dụng ma túy hoặc lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
  • Hút thuốc: Thuốc lá không chỉ tăng huyết áp đột ngột mà còn gây hại lâu dài đến hệ tim mạch và động mạch.
  • Tiêu thụ muối cao: Muối làm tăng giữ nước trong cơ thể, dẫn đến tăng áp lực trong động mạch.
  • Thiếu kali: Kali giúp điều chỉnh lượng natri trong cơ thể, thiếu kali có thể dẫn đến tăng huyết áp.
  • Uống nhiều rượu và bia: Rượu và bia tăng huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Stress: Căng thẳng tâm lý tạm thời cũng có thể gây tăng huyết áp.
  • Mắc bệnh mạn tính: Các bệnh như bệnh thận, đái tháo đường, chứng ngưng thở khi ngủ có thể tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp.

Các phương pháp nhận biết bệnh tăng xông

Để xác định có mắc bệnh tăng huyết áp hay không, cần thực hiện đo huyết áp bằng thiết bị đo chuyên dụng. Quá trình đo huyết áp có thể được thực hiện tại phòng khám hoặc tại nhà. Để có kết quả chính xác, chỉ số huyết áp (HA) nên được đo nhiều lần trong nhiều thời điểm khác nhau. Các chỉ số HATT/HATTr (đơn vị mmHg) được tính như sau:

  • HA ≥ 140 và/hoặc ≥ 90 khi đo tại phòng khám;
  • HA ≥ 135 và/hoặc ≥ 85 khi đo tại nhà;
  • HA trung bình trong 24 giờ ≥ 130 và/hoặc ≥ 80;
  • HA trung bình ban ngày ≥ 135 và/hoặc ≥ 85;
  • HA trung bình ban đêm ≥ 120 và/hoặc ≥ 70.

Dựa trên những chỉ số này, người ta chia các mức độ tăng huyết áp thành các nhóm bao gồm bình thường cao, tăng huyết áp độ 1, tăng huyết áp độ 2 và tăng huyết áp độ 3. Tùy thuộc vào mức độ của chỉ số huyết áp, bệnh nhân sẽ được áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp và thích hợp nhất.

Cần làm gì khi bị tăng xông? 

Cách xử lý tăng xông đột ngột bắt đầu bằng việc đặt người bệnh vào tư thế ngồi nghỉ hoặc nằm nghỉ. Trong trường hợp bệnh nhân đang ở ngoài trời, trên đường hoặc tại nơi đông người, cần chuyển bệnh nhân nhanh chóng vào nơi có bóng râm, mát mẻ, thông thoáng, yên tĩnh và tránh tình trạng kích động, ánh sáng mạnh, tiếng ồn. Nếu cần, bệnh nhân có thể cởi bớt nón mũ và quần áo để tạo sự thoải mái, sau đó tiến hành đo lại huyết áp.

lên tăng xông cần làm gì
Lên tăng xông phải làm gì?

Nếu huyết áp tâm thu vẫn cao trong khoảng từ 140 mmHg đến dưới 160 mmHg, bệnh nhân có thể tự theo dõi tình trạng tại nhà, giới hạn hoạt động, và tập trung vào việc nghỉ ngơi. Đồng thời, bệnh nhân cần duy trì việc dùng thuốc huyết áp theo đúng toa và tuân thủ chế độ ăn uống và hoạt động lành mạnh. Trong trường hợp tình trạng vẫn không ổn định, cần nhanh chóng đi tái khám để bác sĩ điều chỉnh điều trị.

Nếu huyết áp tâm thu vượt quá 160 mmHg, cần sử dụng thuốc hạ áp được chỉ định trước đó bởi bác sĩ. Đây là những loại thuốc kiểm soát huyết áp có hiệu quả nhanh, thời gian tác dụng ngắn và thường có dạng viên ngậm. Trong thời gian này, bệnh nhân cần nghỉ ngơi hoàn toàn trên giường và tiến hành đo huyết áp thường xuyên. Nếu tình trạng vẫn không thay đổi hoặc không có thuốc kiểm soát huyết áp tức thời, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện sớm.

Trong mọi tình huống, nếu bệnh nhân gặp tăng xông đột ngột và xuất hiện các triệu chứng như liệt, đau ngực, khó thở, thị lực mờ, chảy máu, lừ đừ, hoặc tình trạng mất ý thức, cần ngay lập tức đưa bệnh nhân đến khoa cấp cứu tại bệnh viện gần nhất để được xử lý kịp thời.

Làm gì để phòng tránh tăng xông đột ngột?

Tình trạng tăng xông là một vấn đề nguy hiểm, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng. Để giảm nguy cơ này, ngay khi phát hiện mình mắc tăng huyết áp, nên thực hiện các biện pháp sau để phòng tránh bệnh ngay từ sớm:

Tuân thủ lịch trình uống thuốc đều đặn

Quan trọng nhất là bạn phải tuân thủ lịch trình uống thuốc đều đặn. Ngay cả khi huyết áp của bạn đã được kiểm soát, bạn không nên ngừng uống thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng một cách tự ý. Sự tuân thủ đúng liều lượng và thời gian uống thuốc là quan trọng để tránh tình trạng tăng huyết áp trở lại và nguy cơ biến chứng tăng cao.

Nếu sau một thời gian sử dụng thuốc mà huyết áp vẫn không cải thiện, bạn nên thăm bác sĩ để điều chỉnh liều lượng hoặc xem xét sử dụng loại thuốc khác phù hợp hơn. Việc tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ bác sĩ sẽ giúp bạn duy trì tình trạng sức khỏe tốt hơn và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn từ thuốc.

Theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên

Người bệnh nên tự thực hiện đo huyết áp tại nhà hàng ngày, ít nhất là một lần để theo dõi tình trạng sức khỏe. Thời điểm đo huyết áp chính xác nhất là vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, và trước khi dùng thuốc. 

kiểm tra huyết áp phòng ngừa tăng xông
Theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên

Trước khi bắt đầu đo, bạn cần ngồi nghỉ ít nhất 1 phút, sau đó đặt thiết bị đo lên cổ tay và gập cánh tay để di chuyển sao cho cổ tay ngang tầm tim.

Sau khi đo, hãy ghi lại kết quả vào sổ theo dõi, bao gồm cả ngày, thời gian và các loại thuốc bạn đang sử dụng. Khi đến bệnh viện kiểm tra định kỳ, hãy mang theo cuốn sổ ghi này để cung cấp thông tin cho bác sĩ. Điều này sẽ giúp bác sĩ có cái nhìn tổng quan về tình trạng huyết áp của bạn và đưa ra các quyết định chính xác hơn về điều trị.

Tập thể dục thường xuyên

Nếu bạn không có vấn đề về tăng huyết áp, việc thường xuyên tập thể dục có thể giúp bạn phòng ngừa bệnh lý này. Trong trường hợp bạn đã mắc bệnh tăng huyết áp, việc thường xuyên tham gia hoạt động thể chất sẽ giúp giảm chỉ số huyết áp của bạn xuống mức an toàn hơn.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần có thể giúp giảm chỉ số huyết áp từ 5-8mmHg đối với những người mắc bệnh tăng huyết áp. Lưu ý rằng việc duy trì thói quen tập thể dục đều đặn là rất quan trọng, vì nếu bạn tạm ngừng, huyết áp có thể tăng trở lại.

Có một số hoạt động thể dục phù hợp cho những người mắc bệnh tăng xông như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, khiêu vũ… Bạn cũng có thể thử áp dụng luyện tập cường độ cao ngắt quãng, tức là tập thể dục với cường độ cao trong khoảng 10 phút, sau đó chuyển sang hoạt động nhẹ nhàng, và lặp lại chu kỳ này sau mỗi 30 phút.

Giảm căng thẳng

giarm stress ngừa tăng xông
Giảm căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống

Tình trạng căng thẳng kéo dài có nguy cơ làm tăng huyết áp. Hãy dành ít thời gian mỗi ngày để xem xét về nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng cho bạn, ví dụ như công việc, gia đình, tài chính, hoặc sức khỏe. Khi tìm ra nguyên nhân gây căng thẳng, hãy tìm cách giải quyết để giảm bớt mệt mỏi, stress trong cuộc sống.

Đảm bảo giấc ngủ đủ và chất lượng

Chỉ số huyết áp thường giảm xuống khi ta ngủ.. Giấc ngủ không đủ hoặc không sâu đủ có thể ảnh hưởng đến mức huyết áp. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người thường xuyên mắc bệnh thiếu ngủ hoặc người cao tuổi, nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn có thể thử áp dụng các biện pháp sau:

ngủ sâu giúp ngừa tăng xông
Đảm bảo ngủ đủ giấc, ngủ sâu
  • Thực hiện thói quen đi ngủ vào cùng một thời điểm hàng ngày, tốt nhất trước 23h.
  • Dành thời gian thư giãn trước khi đi ngủ bằng cách nghe nhạc, đọc sách, tận hưởng thời gian chơi cùng con cái, hoặc xem những bộ phim nhẹ nhàng thay vì làm việc trên máy tính hoặc sử dụng thiết bị điện tử như điện thoại hay máy tính bảng.
  • Hạn chế việc ngủ trưa trong khoảng không quá 30 phút.
  • Tạo môi trường phòng ngủ thoải mái, dễ chịu bằng cách điều chỉnh nhiệt độ và ánh sáng phù hợp. Có thể sử dụng xông tinh dầu thảo dược để tạo không gian thư giãn, giúp bạn dễ dàng vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn.

Hạn chế lượng cà phê, rượu và thuốc lá

Hãy thảo luận với bác sĩ về mức lượng caffeine và cồn bạn nên tiêu thụ hàng ngày. Ngoài ra, hãy dần dần bỏ thói quen hút thuốc bằng cách sử dụng miếng dán nicotine hoặc kẹo cao su chứa nicotine.

Giảm hàm lượng chất béo bão hòa

Hạn chế tiêu thụ thực phẩm có chứa chất béo bão hòa và thay vào đó là bổ sung các loại thực phẩm tươi như trái cây và rau cải, cùng với chất béo không bão hòa. Chế độ ăn ít chất béo bão hòa sẽ góp phần quan trọng trong quá trình điều trị cao huyết áp ở mọi giai đoạn.

Giảm lượng muối

Muối là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp. Vì vậy, để tránh nguy cơ cao huyết áp, hãy tìm kiếm các thực phẩm có ít muối (natri) và thay thế bằng các loại gia vị khác để giữ vị ngon cho món ăn.

Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh

Hơn nữa, bạn cũng có thể ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp đột ngột thông qua việc sử dụng những thực phẩm giàu dinh dưỡng sau đây:

  • Chanh: Chứa vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm và bảo vệ mạch máu khỏi tổn thương.
  • Tỏi: Chứa các chất làm loãng máu và có khả năng kiểm soát huyết áp. Uống 4g tỏi mỗi ngày không chỉ hỗ trợ kiểm soát huyết áp mà còn tăng cường hệ miễn dịch.
  • Cần tây: Chứa nhiều phytochemical giúp thư giãn cơ và ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn trong mạch máu. Thư giãn mạch máu giúp tuần hoàn máu hiệu quả hơn, từ đó giúp kiểm soát huyết áp.

Tăng xông là tình trạng sức khỏe nguy hiểm có thể gặp ở nhiều đối tượng, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Việc hiểu rõ về tăng xông là gì cũng như nguyên nhân, cách xử lý và phòng tránh sẽ giúp chúng ta chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình tốt hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.