Chứng nhận ISO là gì? Những điều cần biết về ISO

Chứng nhận ISO là gì đang là một trong những cụm từ đang “hot” đối với các doanh nghiệp. Nếu bạn đang tìm kiếm các thông tin về giấy chứng nhận ISO cũng như những thuật ngữ trong ISO thì bài viết này là dành cho bạn. 

Giấy chứng nhận ISO là gì?

Để biết được giấy chứng nhận ISO là gì trước tiên chúng cần hiểu được ISO là gì?

chứng nhận iso là gì

ISO là gì?

ISO là gì?

ISO là gì ? ISO là viết tắt của “International Organization for Standardization” , tên của “Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế”. Một tổ chức có nhiệm vụ thiết lập các tiêu chuẩn mang phạm vi quốc tế về thương mại và công nghiệp nhằm đảm bảo về an toàn và chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ cũng như các hệ thống.

Tổ chức ISO được thành lập vào này 23/2/1947, có trụ sở ban thư ký đặt tại Geneva của Thụy Sỹ. Tổ chức có 161 nước thành viên (tính đến năm 2018). Nước ta tham gia tổ chức này và trở thành thành viên thứ 77 vào năm 1977.

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) là một tổ chức phi chính phủ hoàn toàn độc lập. 

Chứng nhận ISO là gì?

Từ khái niệm về ISO chúng ta có thể hiểu chứng nhận ISO là một giấy xác nhận tổ chức ISO cấp cho một doanh nghiệp khi doanh nghiệp ấy có quy trình sản xuất, hệ thống quản lý, dịch vụ đạt tất cả các yêu cầu về tiêu chuẩn hóa.

Thời gian có hiệu lực của giấy chứng nhận này là 3 năm, và có thời hạn giám sát là 12 tháng.

Giấy chứng nhận ISO bao gồm những nội dung chính như sau:

  1. Tên của tổ chức cấp giấy chứng nhận
  2. Thông tin về doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận
  3. Mã số tiêu chuẩn của giấy chứng nhận
  4. Phạm vi của giấy chứng nhận này
  5. Mã số chứng nhận
  6. Ngày cấp giấy chứng nhận
  7. Ngày chứng nhận hết hạn
  8. Dấu chứng nhận

Chứng chỉ ISO này tồn tại phổ biến trong nhiều lĩnh vực công nghiệp bao gồm: quản lý năng lượng, trách nhiệm xã hội đến các thiết bị y tế. Tiêu chuẩn ISO được đưa ra để đảm bảo được tính nhất quán trong một doanh nghiệp. Mỗi chứng nhận có tiêu chuẩn cũng như tiêu chí riêng biệt và được phân loại bằng số. Vậy tiêu chuẩn ISO là gì và có những loại tiêu chuẩn nào?

iso là gì

Chứng nhận ISO theo tiêu chuẩn ISO 2200:2018

Tiêu ISO là gì? Các loại tiêu chuẩn của ISO

Tiêu chuẩn ISO là gì?

Tiêu chuẩn ISO là tiêu chuẩn do tổ chức ISO đặt ra có hiệu lực trên phạm vi toàn thế giới, bởi tổ chức có sự tham ra của hầu hết các nước trên thế giới.

Những tiêu chuẩn của ISO đều được chuẩn hóa quốc tế, góp phẩn giúp cho các tổ chức doanh nghiệp phát triển bền vững. Sản phẩm từ các doanh nghiệp được sản xuất ra có chất lượng đồng đều và đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng trên thế giới, tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển. 

Đồng thời đây cũng là cơ sở tạo niềm tin cho người tiêu cũng như các đối tác hợp tác kinh doanh. Và cũng là điều kiện để một doanh nghiệp có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. 

Tính tới thời điểm hiện tại, đã có hơn 22.000 tiêu chuẩn quốc tế cùng các tài liệu văn bản có liên quan được tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO công bố. Các tiêu chuẩn này được phân loại cụ thể theo từng ngành nghề và được ký hiệu bằng các mã số.

Có những loại tiêu chuẩn ISO nào?

Sau đây là một số tiêu chuẩn ISO đang được các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng.

  • Tiêu chuẩn ISO 9001:2015: Đây là các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng được ban hành vào ngày 24/9/2015.
  • Tiêu chuẩn ISO 22000:2018: Đây là hệ thống các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, được xây dựng trên các nền tảng của nguyên tắc GMP, HACCP trong toàn chuỗi thực phẩm. Được ISO ban hành vào ngày 19/6/2018
  • Tiêu chuẩn HACCP: Là hệ thống các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng áp dụng cho quá trình sản xuất chế biến thực phẩm của các doanh nghiệp. Nó được lập ra dựa trên hệ thống đánh giá các mối nguy hại trọng yếu (HACCP). 
  • Tiêu chuẩn ISO 13485:2016: Tiêu chuẩn và hệ thống quản lý chất lượng cho các cơ sở kinh doanh, sản xuất các sản phẩm là dụng cụ y tế. Được ban hành vào ngày 1/3/2016.
  • Tiêu chuẩn ISO 45001: 2018: Đây là tiêu chuẩn cho hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Tiêu chuẩn này được ban hàng vào ngày 12 tháng 3 năm 2018.
  • Tiêu chuẩn ISO 27001: Hệ thống tiêu chuẩn về an toàn thông tin, được ISO ban hành vào ngày 1/10/2013.
  • Tiêu chuẩn ISO 14001:2015: Là hệ thống bao gồm các tiêu chuẩn yêu cầu các tổ chức tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, hạn chế các tác động đến môi trường, các chính sách về môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững toàn cầu. Tiểu chuẩn này đươc ISO ban hành vào ngày 15/9/2015.

hệ thống iso là gì

Tiêu chuẩn ISO 14001-Tiêu chuẩn về môi trường

Một số khái niệm khác trong ISO 

Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn một số khái niệm trong ISO để các bạn có thể hiểu rõ một cách toàn diện về ISO.

  • Quy trình ISO là gì? 

Quy trình ISO là các bước tiến hành xác định và đưa ra các trình tự thực hiện một quá trình hay hoạt động trong hệ thống quản lý của một tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp.

  • Chất lượng ISO là gì? 

Đây là khái niệm dùng để chỉ các sản phẩm, hệ thống quản lý… của một tổ chức, doanh nghiêp đạt tiêu chuẩn về chất lượng do tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO đưa ra.

  • Quản lý ISO là gì? 

Quản lý ISO là khái niện dùng để chỉ hệ thống quản lý chất lượng cơ bản cơ chế áp dụng cho mọi lĩnh vực và nó mang phạm vi quốc tế. 

  • Đáng giá ISO là gì? (Kiểm tra ISO là gì?)

Là công việc xem xét đánh giá chất lượng của của một sản phẩm, quy trình quản lý, hệ thống sản xuất… của một doanh nghiệp dựa trên các tiêu chuẩn của tổ chức ISO đưa ra.

  • Hồ sơ ISO là gì? 

Hồ sơ ISO là hồ sơ của các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp chuẩn bị để xin cấp giấy chứng nhận ISO tại Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng hoặc các trung tâm giám định và chứng nhận (Đã được cấp phép theo quy định) 

Hồ sơ ISO theo quy định bao gồm các loại hấy tờ như:

  1. Công văn xin cấp giấy chứng nhận ISO
  2. Báo cáo tóm tắt về quy trình xây dựng cùng sơ đồ áp dụng quy trình quản lý chất lượng.
  3. Báo cáo đánh giá của hệ thống quản lý chất lượng

quy trình iso là gì

Hồ sơ ISO là gì?

  • Mã ISO là gì?

Mã ISO là một dãy số biểu thị cho một loại tiêu chuẩn trong thệ thống tiêu chuẩn hóa quốc tế do ISO đặt ra. Ví dụ như mã ISO 14001:2015 là tiêu chuẩn của hệ thống quản lý môi trường; Mã ISO 45001:2018 là hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp…

  • NC trong ISO là gì?

NC là từ viết tắt của Nonconformity: Ở đây, NC trong ISO là sự không phù hợp với các quy định tiêu chuẩn của ISO đưa ra. Đây là một lỗi trong quá trình thực hiện hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO, được các chuyên gia nhận định ISO và hiện. 

  • OB trong ISO là gì?

Đây là một thuật ngữ được dùng trong quá trình kiểm tra ISO của các doanh nghiệp, tổ chức… Nó được dùng để chỉ trường hợp chưa đủ các yếu để kết luận lỗi NC trong ISO. Nó cũng được dùng để chỉ một lời cảnh báo của các chuyên gia ISO đối với các doanh nghiệp. 

  • Chuyên viên ISO là gì? 

Chuyên viên ISO là những người am hiểu về các tiêu chuẩn của tổ chức ISO làm việc trong các ban ngành của ISO. Có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ ISO đồng thời tiến hành điều kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các tiêu chuẩn ISO của các tổ chức.

  • OFI trong ISO là gì? 

OFI là viết tắt của “Opportunity For Improvement”. Trong ISO nó được dùng để biểu thị cho những điều cần được cải tiến.  

  • QMR Trong ISO là gì? 

QMR là viết tắt của “Quality Management Representative” khi dịch ra tiếng Việt là đại diện quản lý chất lượng. Trong ISO QMR được dùng để chỉ những người đại diện lãnh đạo về chất lượng. 

Công việc của một QMR trong ISO là phụ trách các quyết định, thiết lập các quá trình, cải tiến,… hệ thống qua lý chất lượng nhằm mục đích mang lại kết quả cao cho các doanh nghiệp, tổ chức.

Trên đây là toàn bộ những thông tin baoduongmaycongnghiep.net muốn chia sẻ với các bạn về ISO. Hy vọng bài viết có thể giúp các bạn hiểu chứng nhận ISO là gì?

>>Tham khảo thêm<<<

  1. Tiêu chuẩn ISO 9001 là gì ? Những điều cần biết về ISO 9001
  2. File ISO là gì? Những điều cần biết về File ISO

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.