Các hàm trong Google Sheet hữu ích được sử dụng nhiều nhất

Google Sheet là công cụ có dạng bảng tính, kết hợp linh hoạt giữa thiết lập và tính toán dữ liệu. Các hàm trong Google Sheet rất đa dạng, nên các bạn rất dễ áp dụng trong việc xử lý dữ liệu của mình. Trong đó, hàm If và Vlookup nằm trong những hàm thông dụng nhất. Nếu bạn đang tìm hiểu về các hàm này thì bài viết dưới đây sẽ rất hữu ích đối với bạn.

các hàm trong google sheet

Google Sheets là một công cụ vô cùng hữu ích 

Các bước tính toán chung cho tất cả các hàm trong Google Sheet

Giống như Excel, Google Sheet có một loạt các công thức để phục vụ các tác vụ thao tác thống kê và xử lý dữ liệu. Cho nên, nếu bạn đã sử dụng thành thạo các công thức trong Excel thì chuyển sang Google Sheet thì vẫn y hệt như thế. Chính vì vậy, bạn sẽ không phải tốn thời gian tìm hiểu lại cách sử dụng từ đầu.

Các bước thực hiện tính toán cụ thể như sau:

  • Bước 1: Nhập vào ô tính theo công thức chung là:

=Tên hàm(….;….;…)

  • Bước 2: Chọn ô hoặc vùng dữ liệu dựa trên công thức có sẵn đối với hàm tính.

hàm if trong google sheet

Các bước tính trong Google Sheet giống Excel

  • Bước 3: Nếu hàm có yêu cầu thì thêm điều kiện, giá trị của kết quả trả về theo mong muốn của bạn.

Hàm If trong Google Sheet

Ý nghĩa của hàm If

Đây là một trong những hàm được sử dụng phổ biến nhất đối với các hàm trong Google Sheet hay Excel. Hàm này sử dụng khi bạn muốn so sánh logic một biểu thức cho trước đồng thời xem xét tính đúng sai của biểu thức đó.

Vậy nên, một câu lệnh IF sẽ có thể có 2 kết quả. Ban đầu, bạn đặt ra một điều kiện, nếu thỏa mãn điều kiện đó thì hệ thống sẽ cho kết quả đúng mà bạn đã yêu cầu. Ngược lại, nếu không thỏa mãn điều kiện đó thì hệ thống sẽ trả về kết quả sai mà bạn nhập vào trong biểu thức.

Công thức của hàm If

=IF(điều kiện; giá_trị_đúng; giá_trị_sai)

Trong đó:

  • Điều kiện: Là biểu thức logic để so sánh.
  • Giá_trị_đúng: Là giá trị trả về nếu điều kiện đúng.
  • Giá_trị_sai: Là giá trị trả về nếu điều kiện sai.

Lưu ý: Các giá trị đúng và giá trị sai phải được ghi theo thứ tự, nếu không kết quả cuối cùng sẽ bị sai hoàn toàn.

VD: Hãy tìm trứng gà trong cửa hàng A. Nếu có trứng thì mua, không có thì không mua. Khi đó, bạn có thể sử dụng hàm If như sau:

hàm vlookup trong google sheet

Một cách để tìm trứng gà trong cửa hàng

Hàm Vlookup trong Google Sheet

Ý nghĩa của hàm Vlookup

  • Đây là hàm hỗ trợ dò tìm thông tin trong một trường dữ liệu hay danh sách mã định danh đã có sẵn.
  • Hàm Vlookup (Vertical Lookup) cho phép tìm kiếm bảng dữ liệu theo hàng dọc cho đến khi phát hiện ra điểm chung thì nó sẽ đọc theo hàng ngang để tìm trị giá trong cột liền kề tương ứng.
  • Đối với các hàm trong Google Sheet còn có Hlookup cũng tương tự như Vlookup nhưng cách hoạt động sẽ ngược lại.

Ví dụ: Bạn sử dụng hàm Vlookup kèm theo mã sản phẩm cho một bảng tính mới. Mỗi lần bạn nhập mã sản phẩm trên bảng mới này thì hệ thống sẽ tự động hiện ra các thông tin tương ứng với mã đó. Đó có thể là thông tin về giá cả, số lượng tồn kho, tên sản phẩm,… tùy theo mong muốn của bạn.

Công thức tính hàm Vlookup

=Vlookup(Find_Key; Range; Index; Is_Sorted)

Trong đó:

  • Vlookup: Tên hàm
  • Find_Key: Giá trị dùng để dò tìm
  • Range: Phạm vi ô tìm kiếm.
  • Index: Chỉ mục cột của giá trị trả về, tính trong phạm vi từ bạn tới giá trị cần tìm. Nó sẽ được đánh số lần lượt từ cột đầu tiên là 1.
  • Is_Sorted: Nó cho biết cột giá trị dùng để tìm kiếm có được sắp xếp hay không. Bạn nên dùng False nếu muốn kết quả trả về chính xác cho từ khóa cần tìm.hàm vlookup trong google sheet

Một ví dụ về cách sử dụng hàm Vlookup

Mẹo dùng các hàm Vlookup trong Google Sheet để tính đúng kết quả

  • Các giá trị cần tìm kiếm dạng text cần phải đặt trong dấu ngoặc kép. Nếu không, hệ thống có thể sẽ đưa ra kết quả lỗi do không thể tìm thấy nó.
  • Khi bạn sao chép và dán một công thức, các giá trị phạm vi ô vẫn được áp dụng. Cụ thể, nếu bạn đang có một danh sách dữ liệu cố định, thì hãy cố định phạm vi ô bằng cách đặt thêm ký hiệu đô la.

Ví dụ: $A$3:$B$9 thay vì A3:B9

  • Khi phân loại danh sách, bạn cần xem lại các tra cứu trong dữ liệu sau khi phân loại lại. Vì việc xáo trộn hàng có thể cho bạn kết quả khác nếu thiết lập công thức phân loại là TRUE.

Các hàm trong Google Sheet được sử dụng phổ biến có khá nhiều. Tuy nhiên trong bài viết này chúng tôi chỉ giới thiệu 2 hàm là If và Vlookup. Mới đầu có thể các bạn sẽ thấy nó phức tạp, nhưng khi thực hành qua vài lần và hiểu bản chất của chúng thì công việc của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Chúc bạn thành công!

>>Tham khảo thêm<<<

  1. Tất tần tật cách tách ô trong Excel các phiên bản 2007 – 2010
  2. Tổng hợp toàn bộ cách xóa đánh số trang trong Word đơn giản

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.