Hướng dẫn bảo dưỡng máy thổi khí tại nhà đơn giản, hiệu quả

Máy thổi khí là thiết bị rất quan trọng trong nuôi trồng thủy hải sản, nuôi vi sinh và sử lý nước thải,…. Nhờ nó mà các loại thủy hải sản có được lượng oxy và dưỡng chất cần thiết để có thể sống và phát triển. Vậy nên để đảm bảo được chất lượng và tuổi thọ cho máy các bạn phải thực hiện bảo dưỡng đúng cách, đúng định kỳ. Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bà con có thể tự bảo dưỡng máy thổi khí tại nhà đơn giản và hiệu quả.

Thực hiện bảo dưỡng cho máy thổi khí thường xuyên

Thực hiện bảo dưỡng cho máy thổi khí thường xuyên

Vì sao nên bảo dưỡng máy thổi khí theo định kỳ?

Máy thổi khí là thiết bị không thể thiếu được đối với ngành nuôi thủy hải sản như tôm, cua, cá,…. Nhờ có những chiếc máy này mà chúng có thể có đủ lượng oxy để sống và phát triển trong một vùng ao hồ có nhiều cá thể như vậy. Tuy nhiên theo thời gian thì những chiếc máy này thường bị trục trặc, hư hỏng dẫn đến không hoạt động được và gây thiệt hại lớn cho bà con.

Việc kiểm tra, bảo trì bảo dưỡng máy thường xuyên giúp phát hiện ra các lỗi hư hỏng sớm và khắc phục kịp thời. Việc kiểm tra thường xuyên này giúp các chi tiết khác của máy không bị ảnh hưởng nên tiết kiệm được một khoản chi phí cho người dùng.

Hướng dẫn bảo trì máy thổi khí đơn giản, hiệu quả

Máy móc, thiết bị nếu không được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ thường xuyên sẽ dẫn đến hỏng hóc, phải sửa chữa thay thế và mất nhiều chi phí. Để tránh được tình trạng này các bạn phải bảo trì máy đúng định kỳ. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người không biết đến các công việc cần thực hiện khi bảo dưỡng. Vậy nên chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn tự bảo trì máy đơn giản, dễ làm.

Kiểm tra,bảo trì cho máy thổi khí vận hành tốt

Kiểm tra,bảo trì cho máy thổi khí vận hành tốt

Kiểm tra máy trước khi vận hành ở lần đầu tiên

Trước khi vận hành máy thổi khí lần đầu tiên khi mua mới về, các bạn cần phải kiểm tra kỹ lưỡng lại tổng thể toàn bộ máy để đảm bảo rằng máy đã sẵn sàng cho quá trình làm việc. Điều đó giúp tránh được những sự cố hư hỏng không mong muốn xảy ra, các bạn hãy kiểm tra lại máy thổi khí theo danh sách đầu công việc dưới đây:

  • Kiểm tra kỹ phần thân máy và hệ thống đường ống. Việc này để chắc chắn rằng không còn bu lông, ốc vít hay một dụng cụ, mảnh vụn nào còn sót lại ở trong buồng khí thổi hay trên đường ống dẫn khí.
  • Kiểm tra và siết chặt các bu lông, đai ốc liên kết giữa máy thổi khí, motor với giá bệ hay hệ thống đường ống. Kiểm tra puly và căn chỉnh độ căng của dây đai truyền động sao cho phù hợp.
  • Xoay trục truyền động bằng tay để có thể đảm bảo rằng cánh máy thổi khí chuyển động êm. Máy không bị va đập hay bị cọ sát tại bất kỳ vị trí nào.
  • Kiểm tra dầu, mỡ bôi trơn sao cho đầy đủ. Đảm bảo máy thổi khí được bôi trơn đúng và đủ lượng dầu mỡ theo yêu cầu.

Thực hiện bảo dưỡng máy hằng ngày

Thực hiện bảo dưỡng máy hằng ngày

  • Mở toàn bộ các van ở vị trí đầu hút và đầu đẩy ra. 
  • Đóng nháy điện cho động cơ để cho máy quay một vài vòng rồi kiểm tra chuyển động của máy để đảm bảo máy quay đúng chiều.
  • Đóng điện động cơ để máy chạy ở chế độ không tải khoảng 5-10 phút. Sau đó kiểm tra tiếng ồn, nhiệt độ và độ rung động của máy xem có bất thường gì không.
  • Sau khi các bạn đã thực hiện xong các bước bên trên thì tiến hành cho máy chạy với chế độ làm việc. Kiểm tra và ghi nhận kỹ các thông số về áp suất, lưu lượng khí, nhiệt độ, độ rung động sau khi máy hoạt động được 1 giờ.

Công việc bảo trì, bảo dưỡng máy hàng ngày

Thông thường máy thổi khí sẽ hoạt động rất ổn định và bền bỉ trong một thời gian dài. Tuy nhiên trong những ngày mới bắt đầu vận hành; các bạn nên theo dõi thường xuyên tình trạng hoạt động của máy và kiểm tra các thông số như: 

  • Lượng dầu bôi trơn cho các chi tiết máy.
  • Kiểm tra xem máy có hiện tượng rò rỉ dầu hay không.
  • Kiểm tra thêm các thông số làm việc như: nhiệt độ, áp suất, lưu lượng khí, độ rung động và tiếng kêu của máy.

Công việc kiểm tra bảo trì định kỳ sau khi sử dụng được 3 – 6 tháng

Sau khi máy sử dụng được một khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng thì cần phải tiến hành kiểm tra xem có hỏng hóc gì không. Dưới đây là các đầu công việc cần phải thực hiện:

  • Thực hiện đầy đủ các công việc như của mục bảo dưỡng hằng ngày.
  • Thay mới dầu cho động cơ máy và mỡ bôi trơn cho các chi tiết máy.
  •  Kiểm tra bộ bầu lọc khí đầu hút xem có còn hoạt động tốt không.
  •  Kiểm tra độ căng của dây cu loa xem vừa đủ không. Nếu trùng phải hiệu chỉnh lại hoặc cũ quá thì phải thay.

Công việc kiểm tra bảo trì hàng năm

Máy sử dụng được 1 năm sẽ có những sự cố bất thường nếu các bạn không tiến hành bảo trì bảo dưỡng. Vậy nên hãy thực hiện các công việc bảo trì dưới đây để đảm bảo được tuổi thọ cho máy.

Thực hiện bảo dưỡng máy khi dùng được thời gian dài

Thực hiện bảo dưỡng máy khi dùng được thời gian dài

  • Thực hiện các công việc như của mục bảo trì tư 3 – 6 tháng ở bên trên.
  • Thay dây curoa mới cho máy nếu thấy bị cũ quá.
  • Làm sạch ống giảm thanh ở vị trí đầu hút và đầu đẩy.
  • Thay mới vòng bi và phớt chặn dầu cho máy.

Công việc bảo dưỡng định kỳ máy thổi khí sau 2 năm

  • Thực hiện các công việc bảo trì như mục của 1 năm.
  • Thay vòng bi và phớt dầu cho máy nếu thấy quá cũ hoặc có dấu hiệu bị hư hỏng.
  • Vệ sinh sạch sẽ phần bên trong của vỏ máy

Công việc kiểm tra bảo trì định kỳ cho máy sau khi sử dụng được 4 năm

  • Thực hiện kiểm tra các công việc của bảo dưỡng 2 năm ở bên trên.
  • Thay bánh răng cho máy thổi khí và thay cặp cánh gió để làm mát cho máy tốt.

Xem thêm: Hướng dẫn quy trình kiểm tra chi tiết bảo dưỡng cầu trục đúng chuẩn

Những lưu ý trong quá trình sử dụng và bảo dưỡng máy thổi khí

Dòng máy thổi khí có độ bền rất cao và vận hành ổn định trong quá trình làm việc. Một chiếc máy thổi khí có thể làm việc được trong khoảng thời gian rất dài từ 8-10 năm. Nó có thể làm việc liên tục trong 24 giờ/ngày. Tuy nhiên trong quá trình làm việc các bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau đây để máy ít bị hư hỏng và vận hành hiệu quả.

Cần lưu ý khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho máy và người dùng

Những điều cần lưu ý khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho máy và người dùng

Tra dầu bôi trơn cho các chi tiết của máy 

Dầu bôi trơn được coi như là máu trong cơ thể giúp duy trì được sự sống cho máy. Vì vậy các bạn cần phải sử dụng đúng loại dầu mỡ bôi trơn cho động cơ và bôi mỡ bôi trơn theo đúng định kỳ.

Chú ý nhiệt độ khi máy làm việc

Khi máy làm việc thì nhiệt độ ở trên thân máy có thể lên đến tận 120 độ C. Nếu máy làm việc ở nhiệt độ này liên tục trong thời gian dài thì tuổi thọ của các bộ phận như vòng bi, phớt chặn dầu sẽ bị giảm. Vậy nên các bạn phải lựa chọn loại dầu mỡ bôi trơn có khả năng chống nhiệt tốt để bảo vệ được các chi tiết này của máy.

Chú ý bầu lọc bụi đầu hút 

Tại đầu hút của máy thổi khí có một bầu để lọc bụi; nếu máy làm việc trong môi trường có quá nhiều bụi bẩn thì các bạn phải kiểm tra và vệ sinh nó thường xuyên. Nếu thấy bẩn hoặc thay mới bông lọc ngay nếu thấy bị rách hay quá cũ.

Không nên để máy không vận hành trong khoảng thời gian dài

Nếu để máy thổi khí dừng hoạt động trong khoảng thời gian dài thì có thể làm hư hỏng cho máy. Vì khi đó hơi ẩm trong không khí sẽ làm han gỉ các cánh gió và gây nên hiện tượng bị kẹt. Nên bố trí các máy thổi khí chạy đan xen lẫn nhau trong với khoảng thời gian 4 giờ; sau đó đổi sang máy khác để máy nào cũng được vận hành.

Những điều cần chú ý khi máy gặp sự cố

Khi máy thổi khí đang vận hành mà gặp phải sự cố. Để tránh phát sinh thêm những hư hỏng khác và an toàn cho người dùng thì các bạn cần phải dừng máy ngay. Không được tự ý tháo và sửa chữa máy thổi khí; đặc biệt là khi máy vẫn còn trong thời gian bảo hành. Hãy gọi điện ngay cho phía nhà cung cấp để được hỗ trợ sửa chữa nhanh nhất.

Nên gọi điện cho đơn vị đã cung ứng để được bảo hành máy

Nên gọi điện cho đơn vị đã cung ứng để được bảo hành máy

Kiểm tra kỹ độ căng và thay tháo dây curoa 

Khi sử dụng dây cu loa mới, sau khi máy chạy được 2-3 ngày thì dây cu loa sẽ có hiện tượng bị trùng. Khi đó các bạn phải điều chỉnh lại độ căng phù hợp để đảm bảo máy tải được.

Chú ý tiếng ồn của máy 

Khi vận hành máy sẽ gây ra tiếng ồn tương đối lớn (75 DB). Vì vậy các bạn cần phải làm nhà cách âm nếu đang ở gần khu vực cần phải hạn chế tiếng ồn; hoặc đặt máy ra xa khu dân cư đang sinh sống hoặc cách xa khu làm việc.

Bên trên là hướng dẫn bảo dưỡng máy thổi khí để bà con nuôi thủy sản có thể tự làm ở nhà. Hy vọng bài viết sẽ giúp máy thổi khí của nhà bạn được bền bỉ. Từ đó nâng cao tuổi thọ dài lâu và vận hành ổn định. Để việc bảo dưỡng được hiệu quả và tiết kiệm thời gian thì các bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các vật dụng như; cờ lê, tô vít, kìm, máy bơm mỡ,…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.