Vai trò của thiết bị khí nén trong cuộc sống

Việc sử dụng khí nén phục vụ các công việc trong cuộc sống hiện nay trở thành xu thế và mang lại nhiều lợi ích thiết thực hơn. Mặc dù, việc đầu tư cho hệ thống khí nén sẽ gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên hiệu quả mà chúng mang lại sẽ khiến người dùng phải bất ngờ.

>>>Xem thêm: Tìm hiểu tổng quan về máy nén khí và súng phun sơn

Khí nén vô cùng sạch, luôn tồn tại với khối lượng lớn trong tự nhiên, hơn nữa lại thân thiện với môi trường. Để có thể hỗ trợ cho mục đích khai thác khí nén, chúng ta không thể thiếu được những thiết bị khí nén.

Vai trò của thiết bị khí nén trong cuộc sống
Vai trò của thiết bị khí nén

Một số thiết bị khí nén không thể bỏ qua

Thiết bị van khí nén

Có thể nói, đây là thành phần không thể thiếu trong bất kỳ một hệ thống khí nén nào. Thiết bị này đảm nhiệm chức năng đóng mở nhằm cung cấp khí, điều khiển hướng dòng và lưu lượng cho các thiết bị trong hệ thống.

Thông thường, mỗi hệ thống sẽ có từ 2-3 van được lắp đặt với 3 loại chính: van điện từ, van khí nén, van cơ. Trong đó, van cơ là dễ sử dụng nhất, phù hợp với máy móc mà tần suất hoạt động không liên tục, hay công suất nhỏ.

Còn van khí nén sẽ do nguồn khí nén cung cấp, điều khiển nhờ áp lực khí nén, với các loại van như: van chia khí, van xả nhanh, van một chiều, van xả nhanh, van khóa hơi, van tiết lưu, van chân không.

Loại van thông dụng nhất hiện nay phải nói đến là van điện từ, van này được cấu tạo bởi bộ phận đầu điện và thân van. Trường hợp khi dòng điện có cường độ tương ứng chạy vào van, sẽ sản sinh ra từ trường ở lõi dây đồng, sau đó truyền đến thân van qua trục. Lúc này, lực tác động đến piston và cửa van, giúp cho cửa van chuyển từ đóng sang mở hoặc từ mở sang đóng. Van sẽ trở về trạng thái ban đầu khi dòng điện được ngắt. Loại van này rất dễ lắp đặt và sử dụng, đồng thời thời gian để đóng mở vô cùng nhanh.

Thiết bị van điện từ
Van điện từ

Bộ lọc khí nén

Khí nén luôn có lẫn tạp chất như: hơi nước, sợi ni lông, bụi bẩn, vụn sắt,… những tạp chất này khả năng gây xước ty, xước nòng, tắc cửa van, ăn mòn,… thậm chí là ma sát sinh nhiệt độ cao dẫn tới cháy nổ và hư hỏng thiết bị.

Bộ lọc khí nén có ảnh hưởng đến khả năng làm việc hiệu quả của nhiều phụ kiện khác trong hệ thống. Đảm nhiệm chức năng lọc, tách nước, hơi nước và các chất bẩn có trong khí nén để giúp cho hệ thống có thể hoạt động thông suốt, tăng tuổi thọ, giảm sự hao mòn.

Bộ lọc khí nén
Bộ lọc khí nén

Thiết bị xi lanh khí nén

Xi lanh khí nén là bộ phận của máy nén khí công nghiệp được hoạt động nhờ khí nén, dùng để chuyển hóa, biến đổi năng lượng tích lũy của khí nén thành động năng, với động năng này người dùng có thể thực hiện các công việc như: ép, nén, xoay,… phù hợp với yêu cầu của người sử dụng.

Xi lanh khí nén sẽ bao gồm các bộ phận sau: ty, vỏ xi lanh, nòng, phốt làm kín, lỗ cấp và thoát khí. Khi xi lạnh được cung cấp một nguồn khí nén, lượng khí này sẽ đến nòng, tăng dần lên, chiếm lấy không gian bên trong. Lúc này, ty nằm ở trong nòng xi lanh sẽ được chuyển động tịnh tiến ra bên ngoài nhằm thực hiện những nhiệm vụ công tác.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại xi lanh khác nhau để mọi người có thể thoải mái lựa chọn như: xi lanh vuông, tròn, compact, nhỏ, compact dẹp, hai ti, xi lanh kẹp, xi lanh tịnh tiến xoay,…

Cách để có thể nhận biết xi lanh tốt là phải có ty và nòng được làm bằng thép hoặc inox 304. Điều này để nhằm chống oxi hóa, ăn mòn và chịu được lực va đập tối đa, đáp ứng nhu cầu vận hành liên tục với tần suất cao của thiết bị.

Xi lanh khí nén
Xi lanh khí nén

Phụ kiện khí nén

Phụ kiện khí nén đóng vai trò khá quan trọng trong hệ thống, đảm nhiệm vai trò liên kết các thiết bị với nhau để đảm bảo sự chắc chắn, không rò rỉ. Đồng thời, giúp kiểm soát được hệ thống, cũng như hỗ trợ cho các bộ phận hoạt động hiệu quả. Đó là các phụ kiện:

– Đồng hồ đo áp suất khí nén: để đo và hiển thị mức áp suất của hệ thống theo thang đo, điều chỉnh để chúng luôn ở trạng thái cân bằng, tránh quá áp, nổ. Đồng hồ đo áp suất bao gồm 2 loại là: đồng hồ hơi và đồng hồ dầu.

– Ống dây khí nén: dùng để kết nối nguồn với van đến xi lanh, bộ lọc.

– Phụ kiện của xi lanh như: đế xi lanh CA, CB, đầu Y, I pin, giảm chấn, đầu lắc, mắt trâu và nòng, phốt,…

– Co nối các đầu ren: 13, 17, 21, 27, 34, đầu nối nhanh, đầu nối tự động, chia hơi tròn,….

– Các phụ kiện của van khí nén: đế van xéo, đế van thẳng, giảm thanh đồng, giảm thanh nhựa,…

Trong hệ thống, các bộ phận này sẽ có ký hiệu thiết bị khí nén khác nhau để người dùng có thể dễ dàng phân biệt và nhận biết.

Hi vọng, với những chia sẻ trên đây về thiết bị khí nén sẽ thực sự có ích đối với mỗi người dùng khi muốn hiểu rõ hơn về điều này. Việc người dùng nắm chắc những thông tin này sẽ giúp bạn sử dụng tốt và hiệu quả hơn cho thiết bị của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.