Tiêu chuẩn nước của tháp giải nhiệt là gì?

Trong tháp hạ nhiệt, nước có vai trò là phương tiện trao đổi nhiệt, nhận nhiệt và thải nhiệt ra bên ngoài bằng hình thức bay hơi. Nếu nước đầu vào có chất lượng kém thì sẽ khiến hệ thống tuần hoàn gặp nhiều vấn đề như ăn mòn, cáu cặn, vi sinh vật phát triển,… Vì vậy, tiêu chuẩn nước của tháp giải nhiệt chính là tiêu chí được người dùng quan tâm đặc biệt để biết nên xử lý nước như thế nào tốt nhất.

Trong bài viết dưới đây baoduongmaycongnghiep.net xin chia sẻ với quý khách một số thông tin cần biết về các tiêu chí đánh giá chất lượng nước của tháp hạ nhiệt. Hy vọng nhờ vậy người dùng sẽ đảm bảo được hiệu quả làm việc tối ưu của thiết bị này.

Tham khảo thêm 👉 Địa chỉ cung cấp máy công nghiệp uy tín

Độ dẫn điện và tổng chất rắn hòa tan thấp

Độ dẫn điện là thước đo khả năng dẫn điện của nước và nó tương quan với tổng lượng chất rắn hòa tan trong nước. Theo đó, nước cất tinh khiết có độ dẫn điện rất thấp còn nước biển thì có độ dẫn điện cao.

Sự hiện diện của các chất rắn hòa tan không ảnh hưởng tới khả năng làm mát nước nhưng các chất rắn này sẽ tạo thành kết tủa cáu cặn trên bề mặt truyền nhiệt. Khi cáu cặn bám trên tháp nhiều hơn thì có thể làm tắc nghẽn hệ thống đường ống, gây ảnh hương tới áp lực nước và khả năng truyền nhiệt.

Nước của tháp giải nhiệt phải đáp ứng những tiêu chuẩn riêng
Nước của tháp giải nhiệt phải đáp ứng những tiêu chuẩn riêng

Đối với hệ thống tuần hoàn, tiêu chuẩn nước của tháp giải nhiệt là nước càng tinh khiết thì càng tốt vì sẽ làm giảm cáu cặn, ăn mòn và sự phát triển của vi sinh vật trong hệ thống. Do vậy, mục tiêu duy trì chính trong hầu hết các hệ thống nước tuần hoàn chính là giảm thiểu sự hình thành cáu cặn bằng cách giảm chất rắn hòa tan trong nước.

Độ pH của nước phải cân bằng

pH là thước đo tính axit/bazơ của nước với phạm vi đo 0-14, 7 là trung tính. pH dưới 7 là môi trường axit, pH trên 7 là môi trường bazơ. Nhìn chung, khi độ pH biểu thị môi trường axit thì khả năng ăn mòn sẽ tăng còn khi pH biểu thị môi trường kiềm thì hiện tượng cáu cặn sẽ tăng. Do vậy, tiêu chuẩn nước của tháp giải nhiệt là độ pH ở mức cân bằng để tránh nguy cơ ăn mòn hay cáu cặn trong tháp làm mát nước. Cũng vì vậy nên việc kiểm soát độ pH đóng vai trò rất quan trọng đối với hầu hết các chương trình xử lý nước tháp giải nhiệt công nghiệp hiện nay.

Chỉ số bão hòa ổn định

Chỉ số bão hòa của nước còn được gọi là chỉ số Langlier Saturation (LSI) chính là thước đo sự ổn định của nước và có ảnh hưởng trực tiếp tới nguy cơ hình thành cáu cặn. Theo đó, nếu chỉ số LSI dương thì nước có xu hướng hình thành cáu cặn cao, còn khi chỉ số LSI âm thì dễ xảy ra hiện tượng ăn mòn hệ thống tuần hoàn nước. Từ tiêu chuẩn chung cho thấy chỉ số LSI từ 0 – 1,0 được coi là ổn định, đảm bảo tháp hạ nhiệt hoạt động tốt và ít phát sinh sự cố không mong muốn do cáu cặn, ăn mòn phá hoại hệ thống tuần hoàn.

Trên đây là thông tin chia sẻ về tiêu chuẩn nước của tháp giải nhiệt công nghiệp, hy vọng sẽ hữu ích với quý khách trong quá trình sử dụng, bảo dưỡng thiết bị này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.