Quy trình xây dựng và bảo dưỡng hệ thống khí nén trong bệnh viện

Hệ thống khí nén y tế là sự tổng hợp của nhiều thành phần, thiết bị khác nhau giúp quá trình cung cấp khí cho các thiết bị y tế diễn ra ổn định. Và để đảm bảo hệ thống này hoạt động tốt thì vấn đề lắp đặt theo đúng tiêu chuẩn là điều vô cùng cần thiết.

Nhằm giúp người dùng thuận tiện hơn trong quá trình lắp đặt, sử dụng, bài viết dưới đây chúng tôi xin được chia sẻ về quy trình xây dựng và bảo dưỡng hệ thống khí nén trong bệnh viện. Hy vọng sẽ giúp ích cho người dùng.

1. Quy trình xây dựng hệ thống khí nén

Hệ thống khí nén y tế cần đảm bảo cung cấp đầy đủ cho các thiết bị
Hệ thống khí nén y tế cần đảm bảo cung cấp đầy đủ cho các thiết bị

– Lắp đặt máy nén khí

Máy nén được coi là thiết bị quan trọng nhất trong một hệ thống khí nén vì nó trực tiếp sản sinh ra khí nén để cung cấp tới các loại máy móc, dụng cụ. Loại máy nén không khí được sử dụng là máy không dầu trục vít hoặc piston. Lý do là vì loại máy này cung cấp khí nén sạch 100% phục vụ tốt hoạt động khám chữa bệnh, bào chế thuốc, nghiên cứu,… của ngành mà không làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Máy nén không khí cần được lắp đặt trong một phòng sạch, khô, thông thoáng gió. Việc lắp đặt điện phải được thực hiện bởi những người có kiến thức chuyên sâu về điện.

>>>Tham khảo thêm : Ưu điểm và ứng dụng của máy nén khí không dầu

– Lắp đặt bình chứa khí nén y tế

Bình chứa khí nén y tế có chức năng tích trữ lượng khí mà máy nén sản xuất, đồng thời cung cấp trở lại cho hệ thống khi có nhu cầu sử dụng đột xuất. Bình chứa khí nên được lắp sau máy nén nhằm giúp cho máy sấy khí hoạt động ổn định.

– Lắp đặt máy sấy khí

Máy sấy khí làm nhiệm vụ đảm bảo độ khô cho khí nén, ngăn chặn hơi nước lẫn trong khí nén đến các thiết bị gây han gỉ. Lắp đặt máy sấy khí bằng cách kết nối ống dẫn khí từ đầu xả ra của bộ lọc đến đầu hút vào của máy sấy.

– Hệ thống lọc khí

Trong hệ thống nén khí y tế, một thành tố không nên bỏ qua chính là lọc khí. Đây là hệ thống đảm bảo chất lượng và độ sạch của khí nén.

Lắp đặt hệ thống này bằng cách kết nối một đường ống từ đầu xả ra của máy nén khí đến một bộ lọc đường ống (thường là cấp độ lọc đầu tiên của đường ống) nhằm loại bỏ lượng lớn dầu, bụi bẩn và các tạp chất có trong khí nén.

2. Cách bảo dưỡng hệ thống khí nén trong bệnh viện

Hệ thống khí nén cần được bảo dưỡng để đảm bảo hoạt động tốt nhất
Hệ thống khí nén cần được bảo dưỡng để đảm bảo hoạt động tốt nhất

Các vấn đề về bảo trì hệ thống khí nén thường được nêu cụ thể trong tài liệu của hệ thống, được nhà sản xuất cung cấp. Ngoài ra, người dùng cần lưu ý một số quy tắc chung dưới đây:

– Kiểm tra bộ lọc khí và thiết bị xử lý khí nén, xả nước ngưng tụ và chất bẩn đúng quy cách; điều chỉnh bộ bôi trơn khí nén (nếu có sử dụng).

 – Trao đổi với người vận hành để biết về tình trạng hoạt động của hệ thống, có điểu gì bất thường xảy ra không?

– Kiểm tra sự rò rỉ ở các bộ phận, các đường ống dẫn khí; lưu ý việc các đường ống dẫn khí có bị gấp khúc hay bị các hư hỏng vật lý khác hay không?.

– Kiểm tra tình trạng mài mòn, bụi bẩn ở các bộ phận phát tín hiệu.

– Kiểm tra các ống lót trong xi lanh và kiểm tra các bệ lắp xi lanh.

Các công việc bảo dưỡng cần thực hiện

  • Hằng ngày:

– Xả chất ngưng tụ từ bộ lọc nếu không khí môi trường có độ ẩm cao và hệ thống không dùng bộ phận xả tự động. Nguyên tắc phổ biến là khi bình chứa không khí nén có dung tích lớn thì phải lăp bộ tách nước có bộ phận xả tự động.

– Kiểm tra mực dầu định kì.

  • Hằng tuần:

– Kiểm tra các bộ phận phát tín hiệu.

– Kiểm tra đồng hồ áp suất của các bộ điều tiết áp suất.

– Kiểm tra hoạt động của bộ phận bôi trơn.

  • Mỗi 3 tháng:

– Kiểm tra các vòng đệm kín ở các chỗ nối có bị rò rỉ hay không? Nếu cần thiết có thể siết chặt lại các chỗ nối.

– Thay các đường ống khí nén nối với các bộ phận chuyển động.

– Kiểm tra sự rò rỉ ở các cổng thoát khí của các van.

– Làm sạch các ống lọc trong bộ lọc khí. Dùng nước xà phòng để rửa sạch (không dùng các loai dung môi), sau đó dùng khí nén để thổi khô (thổi theo chiều ngược lại với chiều lưu thông khí làm việc).

  • Mỗi 6 tháng:

– Kiểm tra sự mài mòn của ống lót thanh truyền trong xy lanh và thay thế nếu cần thiết.

– Thay thế các vòng gợt dầu và các vòng đệm kín trên piston.

Với những chia sẻ về cách lắp đặt hệ thống khí nén trên đây, hy vọng có thể giúp ích cho người dùng. Mọi thắc mắc hoặc câu hỏi cần giải đáp về vấn đề trên, người dùng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.