Hệ thống khí nén trong công nghiệp: Những điều bạn chưa biết?

Ngày nay, trong các ngành công nghiệp sẽ không thể thiếu vắng sự đóng góp của hệ thống khí nén. Bởi khí nén là nguồn nhiên liệu quan trọng không kém điện nước, khí đốt nhiên thiên nhiên với những lợi ích to lớn.

Bài viết dưới đây sẽ phân tích cụ thể tầm quan trọng của hệ thống khí nén trong công nghiệp, bạn có thể tìm hiểu trước khi đưa vào sử dụng cho công việc của mình nhé.

Hệ thống khí nén đóng vai trò như thế nào trong công nghiệp?

Phát triển đất nước theo xu hướng công nghiệp hóa nên ngày nay liên tục mở rộng các ngành công nghiệp. Điều này khiến cho nhu cầu sử dụng nguồn khí nén ngày càng gia tăng. Thông qua thống kê, có tới 80% các nhà máy đều cần tới sự trợ giúp của hệ thống khí nén để vận hành sản xuất.

Tim hieu ve he thong khi nen cong nghiep
Hệ thống khí nén ngày càng được sử dụng phổ biến trong các nghành công nghiệp

Vậy những ngành nghề nào có mức sử dụng hệ thống khí nén lớn? Đó là:

– Xưởng gia công cơ khí rất cần hệ thống khí nén để cung cấp khí cho các thiết bị máy móc.

– Ngành đóng tàu sử dụng hệ thống khí nén để xử lý phần đất cát bụi bẩn, đánh bóng những bề mặt bị han rỉ, phun sơn, nâng vận chuyển…

– Ngành chế biến thực phẩm sử dụng khí nén để phục vụ cho quá trình lên men hoặc hỗ trợ phun rửa thiết bị, nâng và điều khiển máy móc, hút chân không…

– Ngành ô tô ứng dụng nguồn khí nén để phục vụ cho quy trình sản xuất các loại phương tiện.

– Ngành hóa chất cần hơi nén để sục khuấy các chất lỏng, vệ sinh các thiết bị máy móc, đốt cháy hoặc lọc chân không…

– Phục vụ cho ngành dược phẩm như lên men thuốc, khuấy trộn, phun và làm khô các vật liệu…

– Ngoài ra, hệ thống khí nén còn được áp dụng cho các ngành dệt may, gốm sứ, chế biến cao su, nhà máy gỗ và giấy, nước giải khát…

Hệ thống khí nén trong công nghiệp chứa các bộ phận nào?

Thiết bị quan trọng nhất chính là bộ phận tạo khí nén có khả năng tạo ra nguồn khí nén có lượng áp suất chênh lệch với áp suất không khí môi trường.

Tiếp đến là đường dẫn khí nén và tích khí nén. Đường dẫn có cấu tạo đơn giản là những đường ống kẽm hay nhựa có khả năng chịu lực, còn bình tích khí có van xả nước. Các thành phần này có vai trò truyền dẫn khí nén cao áp đến bình tích khí và nơi tiêu thụ.

Bộ phận quan trọng thứ ba chính là bộ phận tách nước khỏi khí nén có chức năng làm giảm lượng hơi ẩm ngưng tụ và được đưa ra khỏi hệ thống bằng van xả. Những nơi sử dụng khí nén chuyên biệt như bệnh viện, thực phẩm yêu cầu khí nén cần thêm hệ thống lọc khí nén.

Cuối cùng là bộ phận trung tâm điều khiển hệ thống khí bên ngoài bảng điều khiển máy bơm khí nén.

Những lợi ích khi dùng hệ thống khí nén

Hầu hết các nhà máy công nghiệp hiện nay đều có sẵn nguồn khí và được phân bổ đều trong nhà máy. Điều này hoàn toàn giúp cho quá trình hoạt động được dễ dàng và tiện lợi hơn. Sau khi dùng xong, người dùng có thể thải chất khí trực tiếp thải ra ngoài môi trường mà không cần thu hồi.

Bên cạnh đó, hệ thống khí nén đảm bảo tính đồng nhất năng lượng giữa các bộ phận hoạt động nên việc bảo dưỡng, sửa chữa hay vệ sinh cũng dễ dàng và thuận tiện hơn. Hệ thống khí nén giảm thiểu tối đa các sự cố, lỗi kỹ thuật, duy trì tuổi thọ bền và độ an toàn cao.

Hệ thống có độ nhớt động học khí nén nhỏ và sự hao tổn áp suất ít nên hệ thống nén khí có khả năng truyền tải năng lượng xa.

Các phần tử trong hệ thống điều khiển có trọng lượng khí nén nhỏ, áp suất giãn nở khí khá lớn nên truyền động có thể đạt được vận tốc tương đối cao.

Qua những thông tin baoduongmaycongnghiep cung cấp trên đây mong rằng đã phần nào giúp bạn hiểu thêm về hệ thống khí nén trong công nghiệp và ứng dụng khí nén trong sản xuất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.