Chỉ số CPI là gì? Cách tính chỉ số CPI như thế nào?

Chỉ số CPI là điều mà bất cứ ai đang hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế tài chính đều cần phải nắm được. Bởi đây là chỉ số có ảnh hưởng rất lớn tới một nền kinh tế cũng như cho chúng ta biết được xu hướng phát triển sắp tới của nền kinh tế ấy. Vậy chỉ số CPI là gì? Làm sao để tính và đọc hiểu được chỉ số này? Tất cả những câu hỏi này sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.

Chỉ Số CPI là gì?

CPI là viết tắt những chữ cái đầu của “Consumer Price Index” khi dịch sang tiếng Việt cụm từ này có nghĩa là “Chỉ số tiêu dùng”. Đây là chỉ số thể hiện mức độ thay đổi của giá hàng hóa tiêu dùng theo thời gian một cách tương đối.

Chỉ số CPI (chỉ số tiêu dùng) được tính theo tỷ số lệ phần trăm, phản ánh cho chúng ta thấy được mức tiêu dùng của một nền kinh tế.

chỉ số cpi là gì

Chỉ số CPI là gì?

Chỉ số CPI và ý nghĩa 

  • Chỉ số CPI được sử dụng để theo dõi những xu hướng cùng mức độ biến động của chi phí tiêu dùng theo thời gian.
  • Phản ánh tình trạng lạm phát, giảm phát thông qua việc CPI tăng hay giảm.
  • Khi chỉ số CPI của một nền kinh tế tăng đột biến cho thấy nền kinh tế ấy đang bước vào giai đoạn lạm phát. Trong trường hợp chỉ só CPI liên tục tăng không thể kiểm soát được sẽ dẫn đến tình trạng siêu lạm phát. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế cũng như nội tệ và ngoại tệ.
  • Ngược lại, khi chỉ số CPI của một nền kinh tế giảm cho thấy nền kinh tế ấy đang chịu tác động của tình trạng giảm phát. Hiện tượng này xảy ra là do sự sụt giảm của tổng cầu dẫn đến tình trạng thất nghiệp và suy thoái kinh tế.

Như vậy chúng ta có thể thấy chỉ số CPI có ý nghĩa lất lớn đối với một nền kinh tế. Do đó việc nắm bắt hay theo dõi chỉ số này là điều vô cùng cần thiết. Một câu hỏi được đặt ra ở đây đó là làm sao để tính chỉ số CPI? 

Cách tính chỉ số CPI như thế nào?

Chỉ số CPI được tính thông qua các bước như sau:

Bước 1: Thực hiện cố định giỏ hàng hóa.

Chúng ta tiến hành cố định giỏ hàng hóa của người tiêu dùng điển hình trong một khoảng thời gian xác định bằng cách quan sát, nghiên cứu thị trường. 

Hiểu một cách đơn giản hơn thì việc cố định giỏ hàng chính là xác định những hành hóa và dịch vụ của những người tiêu dùng điển hình sẽ mua trong một khoảng thời gian cố định.

 

CPI là gìGiỏ hàng cố định

Bước 2: Thực hiện xác định giá cả

Đây là bước xác định giá cả của từng sản phẩm, dịch vụ có trong giỏ hàng được chúng ta cố định ở bước 1 tại các thời điểm khác nhau.

Bước 3: Tính tổng chi phí bỏ ra để mua giỏ hàng 

Chúng ta tính tổng số tiền cần bỏ ra để mua giỏ hàng hóa bằng cách nhân giá thành từng sản phẩm đã xác định ở bước 2. Sau đó các bạn cộng tổng chúng lại là ra kết của tổng chi phí giỏ hàng.

Bước 4: Tính tổng chỉ số giá tiêu dùng cho một khoảng thời gian xác định 

  • Xác định chi phí để mua giỏ hàng ở thời kỳ cơ sở để so sánh (thời kỳ này tùy từng nước mà sẽ thay đổi trong vòng từ 5-7 năm)
  • CPIt  = 100 x (Chi phí để mua giỏ hàng hóa tại thời kỳ “t”/chi phí để mua giỏ hàng ở thời kỳ cơ sở)

Những vấn đề tồn tại khi tính CPI

Khi tính chỉ số CPI do sử dụng giỏ hàng hóa tiêu dùng cố định nên sẽ xảy ra một số vấn đề như sau:

CPI tăng lạm phát sẽ tăng

  • Nó không phản ánh được sự thay đổi do thay thế sản phẩm. Hiểu một cách đơn giản đó chính là, người tiêu dùng sau một thời gian không còn sử dụng mặt hàng đó một cách phổ biến nữa. Bởi một số lý do như mặt hàng đó tăng giá hay có mặt hàng nào đó bằng giá mà ứng dụng cao hơn. Điều này làm cho chỉ số CPI được tính ra cao hơn so với thực tế.
  • Vì sử dụng giỏ hàng cố định nên nó không phản ánh được sự xuất hiện của sản phẩm mới nên chỉ số CPI tính ra lại xảy ra tình trạng cao hơn thực tế. Bởi khi có một sản phẩm mới được đưa ra thị trường, cùng một đơn vị tiền tệ nhưng lúc này người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn hơn.
  • Không phản ánh được sự thay đổi, cải tiến của hàng hóa. Các sản phẩm, dịch vụ đều có xu hướng phát triển để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng nên lúc này CPI lại 1 lần nữa phóng đại mức giá.

Mối quan hệ giữa chỉ số CPI và lạm phát

  • Chỉ số CPI như tấm gương phản chiếu cho chúng ta thấy mức độ lạm phát của nền kinh tế mỗi quốc gia trong một khoảng thời gian xác định nào đó. 
  • Thông qua sự biến động tăng, giảm của chỉ số CPI mà chúng ta xác định được tỷ lệ lạm phát đang gia tăng hay giảm. Tuy nhiên, nhìn chung dù là tăng hay giảm thì nó cũng có những tác động tiêu cực nhất định đối với nền kinh tế của quốc gia đó.

Mối quan hệ giữa CPI và lạm phát

  • Song, trong một số trường hợp đặc biệt, tỷ lệ lạm phát giảm mang đến những tác động tích cực đối với nền kinh tế. Ví dụ: Cước điện thoại ngày càng giảm, bởi sự xuất hiện của mạng Internet. Điều này vô cùng có lợi đối với người tiêu dùng. 
  • Đồng tiền của một quốc gia sẽ mất giá khi lạm phát ngày càng tăng cao không kiểm soát do giá cả tăng. Nền kinh tế của nước đó lúc này đứng trên bờ vực của sự sụp đổ. 

Như vậy, chúng ta có thể thấy việc giữ ổn định chỉ số CPI cho mỗi nền kinh tế là điều vô cùng quan trọng. Bài viết trên là toàn bộ những thông tin về chỉ số CPI mà chúng ta bắt buộc phải nắm được để nhận biết và đánh giá xu hướng của một nền kinh tế trong tương lai.

>>Tham khảo thêm<<<

  1. GNP là gì? Sự khác nhau giữa GNP và GDP
  2. Chứng chỉ HSE là gì? Những thông tin về ngành HSE

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.