Cấu tạo máy nén khí piston

Giống như các thiết bị máy nén khí khác như trục vít, ly tâm, dạng xoắn hay cuộn thì máy nén khí dạng piston là dụng cụ cần thiết và ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực sản xuất hay trong các công việc như sấy khô, bơm hơi, xịt bụi, bắn đinh vít…

Khi sử dụng sản phẩm nén khí, nhiều người chưa biết về cấu tạo máy nén khí piston. Để hiểu hơn về thông tin của loại máy nén này, bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây.

>>>Xem thêm: Bật mí các phương pháp làm mát máy nén khí

Cấu tạo máy nén khí piston

Máy nén khí piston có cấu tạo gồm các bộ phận chính như sau: bình chứa, động cơ motor, đồng hồ áp suất, xi lanh, hộp công tắc, van một chiều, van an toàn, rơ le điều chỉnh áp suất, van xả nước, lọc gió và đầu nén khí. Mỗi bộ phận có vai trò, chức năng và thực hiện nhiệm vụ khác nhau trong quá trình sử dụng.

Máy nén khí piston có cấu tạo đơn giản
Máy nén khí piston có cấu tạo đơn giản

Tuy nhiên, để thiết bị hoàn thiện và sử dụng một cách hoàn hảo thì cấu tạo máy nén khí piston có mỗi bộ phận cần được lắp ráp đúng vị trí theo bản thiết kế giúp máy bơm khí nén hoạt động trơn tru, ổn định.

Quy trình vận hành máy nén khí piston

Trước khi tiến hành vận hành thiết bị thì bạn cần chuẩn bị kiểm tra dây tiếp đất động cơ, hộp bao che dây curoa, van an toàn, áp kế, xả nước ngưng trong bình, mức dầu bôi trơn máy nén ở mức cho phép…

Người dùng cần thực hiện đúng quy trình vận hành máy nén khí piston bằng cách đóng cầu dao điện, rồi khởi động để thiết bị. Sau đó, bạn cần kiểm tra cưỡng chế sự hoạt động của chi tiết van an toàn để thiết bị hoạt động bình thường. Khi vận hành thiết bị, người dùng chú ý không hoạt động máy nén khí quá thông số quy định theo khuyến nghị của nhà sản xuất. Kết thúc quá trình vận hành thiết bị thì bạn cần ngắt cầu dao điện, vệ sinh máy móc và đồng thời ghi chép thông số vận hành cùng diễn biến kỹ thuật sản phẩm một cách cần thận.

Thiết bị nén khí piston thương hiệu Puma
Thiết bị nén khí piston thương hiệu Puma

Ưu – nhược điểm của máy nén khí piston

Trên thị trường hiện nay, mỗi loại máy nén khí đều có những ưu – nhược điểm của máy nén khí piston khác nhau.

– Ưu điểm: là thiết bị có thiết kế nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, diện tích cần để lắp đặt thiết bị không lớn và đây là dòng máy nén khí giá rẻ so với các dòng máy nén khí khác. Người dùng sẽ thấy tiện lợi hơn trong quá trình tháo lắp ở các cụm chi tiết.

– Nhược điểm: khi thiết bị hoạt động các khối lượng khí nén sẽ tịnh tiến qua lại không có sự cân bằng nên thiết bị máy nén bị ồn và độ rung lớn. Vì thế, khí nén cung cấp cho thiết bị không liên tục, gây ảnh hưởng đến công việc.

Quy trình bảo dưỡng máy nén khí piston hiệu quả

Khi sử dụng thiết bị, người dùng cần chú ý bảo dưỡng thiết bị định kỳ, đúng quy trình, áp dụng sửa chữa máy nén khí piston để máy hoạt động ổn định, đạt hiệu quả cao.

Cấu tạo máy nén khí piston
Bạn cần bảo dưỡng máy nén khí piston thường xuyên

– Bảo dưỡng hàng ngày: kiểm tra, xác nhận mức dầu, thay nước ở bên trong bình chứa khí tối thiểu 1 ngày 1 lần, kiểm tra nhiệt độ có quá cao không.

– Bảo dưỡng hàng tuần: cần lau chùi bộ lọc, rây, kiểm tra xem van có hoạt động bình thường hay không, kiểm tra công tắc áp suất xem có hoạt động tốt hay không.

– Bảo dưỡng định kỳ: cần kiểm tra từng bộ phận có bị nới lỏng, thắt chặt không. Bạn cần thay dầu bôi trơn sau 500 giờ hoạt động. Kiểm tra độ chắc chắn của đai chữ V.

Qua bài viết trên là thông tin về cấu tạo máy nén khí piston, quy trình vận hành thiết bị, quy trình bảo dưỡng và sửa chữa máy nén khí piston. Người dùng nên lựa chọn thiết bị nén khí phù hợp và tìm được những đơn vị phân phối máy móc chính hãng để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.