Bạn có biết: Thay đổi kết cấu xe phạt bao nhiêu?

Trong vài năm trở lại đây, tình trạng thay đổi kết cấu xe cơ giới đã xuất hiện để nhằm nâng cấp và làm đẹp cho chiếc xe theo phong cách riêng của từng người. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Giao thông đường bộ thì chủ xe không được tự ý “độ xe” khác với thiết kế của nhà sản xuất. Nếu người điều khiển không tuân thủ sẽ được coi là hành vi phạm luật và bị xử phạt nghiệm mình.

Vậy thay đổi kết cấu xe phạt bao nhiêu? Những trường hợp nào được coi là “độ xe” thì mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Thay đổi kết cấu xe gây ra những hậu quả gì?

Theo khoản 2, điều 55 của Bộ Luật Giao thông đường bộ: “chủ phương tiện không được tự ý thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt”.

Khong duoc tu y thay doi ket cau xe may
Việc độ xe sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự an toàn giao thông

Việc thay đổi kết cấu của xe gây ra hàng loạt những rủi ro tiềm ẩn như làm mất trật tự an toàn giao thông, gây cháy chập, tăng nguy cơ xảy ra tai nạn cho người điều khiển và những người xung quanh… Vì vậy, khi người lái xe máy, ô tô có liên quan đến những hành vi vi phạm “độ xe” đều được coi là vi phạm luật.

Thay đổi kết cấu xe phạt bao nhiêu?

Nếu người điều khiển phương tiện tự ý thay đổi hình thức xe khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 46 – Điều 30, tại các khoản quy định:

– Chủ xe mô tô, xe gắn máy tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với giấy đăng ký xe; không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định sẽ phạt tiền từ 100.000 – 400.000 nghìn đồng.

– Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 nghìn đồng đối với cá nhân, từ 600.000 – 800.000 nghìn đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy trong trường hợp: lắp kính chắn gió, loại kính xe không đảm bảo an toàn; tự ý thay đổi màu sơn của xe không đúng với màu sơn ghi trong giấy đăng ký xe

– Phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 triệu đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 – 2.000.000 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe xe mô tô, xe gắn máy khi vi phạm:

Thay doi ket cau xe may bi phat bao nhieu
Nếu thay đổi kết cấu xe sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định

1, Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy

2, Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe

3, Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe

4, Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, giấy đăng ký xe

5, Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật điều khiển xe tham gia giao thông

– Tại điều 55, chương IV Luật giao thông đường bộ quy định việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Chủ xe không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.

– Phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000 triệu đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 – 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm:

1, Tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy, hệ thống (phanh, truyền động, chuyển động

2, Tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe, thùng xe

3, Tự ý lắp thêm, tháo bớt ghế, giường nằm (đối với xe chở khách) không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

4, Tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe

Ngoài ra, chủ phương tiện còn bị cơ quan chức năng yêu cầu khôi phục lại hình dáng, kích thước, tình trạng ban đầu của xe theo thiết kế của nhà sản xuất.

Chắc hẳn qua bài viết này bạn cũng đã hiểu được vì sao “độ xe” lại bị phạt và nên tránh những hành vi thay đổi được đánh giá là vi phạm luật giao thông đường bộ. Việc thay đổi kết cấu xe phạt bao nhiêu đã được chúng tôi nêu rõ trên đây nên chủ xe cần đặc biệt chú ý để tránh bị vi phạm nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.