Áp suất là gì? Công thức tính áp suất

Theo các nhà vật lý cho rằng, áp suất là một đại lượng quan trọng gắn liền cuộc sống của con người được định nghĩa là lực tác dụng trên một đơn vị diện tích theo chiều vuông góc với bề mặt vật thể. Áp suất được sử dụng phổ biến rất nhiều như: nồi áp suất, áp suất bình khí nén, máy nén khí… Vậy áp suất là gì? Công thức áp suất như thế nào. Cùng baodungmaycongnghiep tìm hiểu về khái niệm và cách tính áp suất qua bài viết dưới đây.

Khái niệm áp suất là gì và công thức tính áp suất
Áp suất được ứng dụng rất nhiều trong đời sống con người

Khái niệm áp suất là gì?

Áp suất là đại lượng được tính theo giá trị tỉ số giữa các lực tác động và đưa lên theo hướng vuông góc với một bề mặt với diện tích của bề mặt đó. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản hơn áp suất chính là độ lớn của áp lực (lực ép này có phương vuông góc với mặt phẳng bị ép) trên cùng một đơn vị diện tích bị ép.

Theo hệ đo lường quốc tế (SI) thì đơn vị của áp suất là đơn vị của lực trên diện tích, nghĩa là Newton trên mét vuông(N/m2). Ngoài ra chúng ta có thể thấy trên một số loại model thiết bị máy móc sẽ có đơn vị đo áp suất khác nhau theo từng khu vực. Mà mỗi khu vực này lại có một đơn vị đo công suất khác nhau như: châu Mỹ (PSI), châu Á (Pa) còn riêng châu Âu (là Bar). Đặc biệt trên thị trường hiện nay lại có tất cả các đơn vị đo trên. Do đó mà mẫu mã máy móc này đa phần thường rất đa dạng để người sử dụng có thể lựa chọn.

>>>Có thể bạn sẽ quan tâm: Cách lắp tủ điện công nghiệp nhỏ đơn giản

Công thức tính áp suất

Để tính áp suất thì người sử dụng có thể áp dụng bởi công thức sau đây:

Công thức tính áp suất: P=F/S

Trong đó:

P là áp suất (N/m2N/m2, Pa, Bar, PSI, mmHg…)

F là áp lực tác dụng lên mặt bị ép (N)

S là diện tích bị ép (m2m2)

Pa là đơn vị đo của áp suất ( Pascal )

Như vậy, để tính được áp suất người sử dụng có thể quy đổi các đơn vì đo áp suất như sau:

1Pa = 1 (N/m2N/m2) = 10 5 Bar

1 mmHg = 133,322 (N/m2N/m2)

1Pa = 1 (N/m2N/m2) = 760 mmHg

Cách làm tăng và giảm áp suất

Cách làm tăng áp suất

Để áp suất tăng lên ứng dụng cho những việc như: đóng đinh, lưỡi dao, mũi khoan… người sử dụng có thể tham khảo một số phương pháp sau:

– Tăng các lực tác động cũng như giữ nguyên diện tích bị ép.

– Tăng các áp lực và giảm diện tích bị ép.

– Hoặc giữ nguyên áp lực sau đó giảm diện tích bị ép.

Cách làm giảm áp suất

Cũng như việc để làm tăng áp suất thì để làm giảm áp suất để dùng cho: bánh xe tăng, xe ủi và bàn trượt tuyết… người sử dụng có thể tham khảo một số phương pháp sau:

– Giảm các lực tác động cũng như tăng diện tích bề mặt bị nén.

– Giữ nguyên các lực tác động và tăng diện tích bề mặt nén.

– Hoặc giảm áp lực sau đó đồng thời giữ nguyên diện tích bị ép.

Vai trò của việc đo áp suất đem lại

Áp suất hiện nay được sử dụng ở rất nhiều trong cuộc sống như: công ty, trường học, bệnh viện… nó còn xuất hiện ngay chính cả trong cơ thể con người. Do đó, áp suất đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu cho các loại máy móc có thể vận hành ổn định như: máy nén khí cao áp, máy rửa xe…

Áp suất được ứng dụng trong máy nén khí
Áp suất được ứng dụng trong máy nén khí

Ý nghĩa của áp suất

Hầu hết, việc tạo áp suất lớn sẽ gây ra các vụ nổ lớn và tác động một lực mạnh lên bề mặt đến các bề mặt vật thể xung quanh dẫn đến việc vỡ, thủng bình chứa hoặc đổ vỡ các công trình xây dựng làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái cũng như sức khỏe của con người.

Việc chênh lệch áp suất giữa hai phía trên và dưới của cánh máy bay tạo ra lực nâng máy bay.

Trong quá trình áp suất cần phải được đo thường xuyên để đảm bảo tránh vượt quá mức cho phép làm ảnh hưởng đến cuộc sống và cảnh quan xung quanh. Hy vọng những khái niệm và cách tính áp suất trên có thể giúp người dùng ứng dụng được các kiến thức đó vào công việc sản xuất của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.